Ngy 17/5, TANDTC tổ chức Phiên họp ton thể Ban chỉ đạo, Tổ biên tập xây dựng Đề án đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của TAND đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng tình hình theo Nghị quyết Trung ương 6 kha XII của Đảng.
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Chánh án TANDTC - Trưởng ban chủ trì phiên họp.
Dự phiên họp còn có đồng chí Nguyễn Trí Tuệ, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chánh án TANDTC - Phó Trưởng ban; Các đồng chí là lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan có liên quan ở Trung ương: Ban Nội chính Trung ương, VKSNDTC, Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, cùng các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo, Tổ biên tập xây dựng Đề án.
Căn cứ Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 (Chương trình số 05-Ctr/TW) ngày 16/3/2021) về việc giao Ban Cán sự đảng TANDTC chủ trì xây dựng Đề án đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy TANDTC bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII của Đảng (Đề án) nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tại phiên họp, đồng chí Trần Anh Tuấn, Thành viên Ban chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ biên tập xây dựng Đề án, Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ TANDTC công bố Quyết định thành lâp Ban chỉ đạo và Tổ biên tập xây dựng Đề án; Kế hoạch xây dựng Đề án.
Theo đó, Ban chỉ đạo, Tổ biên tập có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức bộ máy của TAND theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII của Đảng, báo cáo Ban cán sự Đảng TANDTC xem xét và trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo quy định.
Phát biểu khai mạc phiên họp, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC cho biết, trong Nhà nước pháp quyền có cải cách tư pháp, cải cách hành chính. Trong chương trình toàn khóa mà Bộ Chính trị đã thông qua, đến tháng 10/2022 đề án về Nhà nước pháp quyền sẽ báo cáo trước BCH Trung ương, và BCH Trung ương sẽ thông qua Nghị quyết này. Như vậy, cuối năm 2022, tất cả các ngành (Tòa án, Viện kiểm sát, Bộ Tư pháp…) đều có đề xuất với BCH Trung ương về nội dung cải cách của ngành mình để xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp…
Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, đây là chủ trương lớn, trong đó có sắp xếp bộ máy tinh gọn theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/20/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, và Bộ Chính trị đã giao cho Tòa án làm trước về Đề án đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của TAND.
Theo Chánh án, đây là một cơ hội giúp Tòa án đổi mới tổ chức được tốt hơn; có bước đi hợp lý (đã được kiểm nghiệm); cơ hội để Tòa án tháo gỡ những khó khăn đang trong quá trình nghiên cứu, thi hành luật…
Ngoài ra, đây là bước đi đầu tiên phục vụ chung cho đề án xây dựng Nhà nước pháp quyền của BCH Trung ương. Đó cũng là lý do Bộ Chính trị giao Tòa án triển khai xây dựng Đề án đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của TAND, với tư cách Tòa án là trung tâm của cải cách tư pháp.
Cũng tại phiên họp, đồng chí Trần Anh Tuấn, Thành viên Ban chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ biên tập xây dựng Đề án đã giới thiệu nội dung Dự kiến mục tiêu, quan điểm chỉ đạo của Đề án; Kế hoạch và Dự thảo đề cương chi tiết về sự cần thiết và cơ sở xây dựng Đề án…
Tại phiên họp, các đại biểu đã tích cực đóng góp ý kiến, trao đổi về các nội dung được nêu trên, ý kiến của đại biểu đều được Tổ biên tập tiếp thu, ghi nhận một cách chi tiết, đầy đủ.
Trên cơ sở các ý kiến được trình bày tại phiên họp, Tổ biên tập sẽ tổng hợp, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện vào Đề cương chi tiết, chuẩn bị sẵn sàng cho phiên họp lấy ý kiến góp ý tiếp theo của Ban chỉ đạo, Tổ biên tập được tổ chức trong thời gian tới.