Cải cách tư pháp

TANDTC trả lời ĐBQH về đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong Tòa án

Mai Đỉnh /07/2025 - 19:27

Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) vừa ban hành Công văn 467/TANDTC-VP trả lời kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV gửi Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hải Phòng về việc phân bổ kinh phí triển khai lắp đặt thiết bị phục vụ xét xử trực tuyến và hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo an toàn thông tin trong xét xử.

Cụ thể, 02 kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng do Ủy ban Dân nguyện và Giám sát chuyển đến theo Công văn số 602/UBDNGS ngày 21/5/2025 với nội dung:

(1) Cử tri tiếp tục kiến nghị TANDTC sớm phân bổ kinh phí triển khai lắp đặt thiết bị phòng xét xử trực tuyến để Tòa án hai cấp thành phố Hải Phòng thực hiện tốt Nghị quyết số 33/2021/QH ngày 12/11/2021 của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến;

(2) Cử tri kiến nghị TANDTC quan tâm, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hạ tầng bảo đảm an toàn thông tin, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào hoạt động xét xử của TAND hai cấp thành phố Hải Phòng ”.

TANDTC trả lời như sau:

Đối với kiến nghị TANDTC sớm phân bổ kinh phí triển khai lắp đặt thiết bị phòng xét xử trực tuyến để Tòa án hai cấp thành phố Hải Phòng thực hiện tốt Nghị quyết số 33/2021/QH ngày 12/11/2021 của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Để bảo đảm các điều kiện kỹ thuật và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho TAND các cấp tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến theo Nghị quyết số 33/2021/QH của Quốc hội, TANDTC đã đề xuất và được Quốc hội, Chính phủ bổ sung 500 tỷ đồng để đầu tư dự án “Trang bị cơ sở vật chất tổ chức triển khai phiên tòa trực tuyến”.

Triển khai các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, từ ngày 01/7/2025, hệ thống tổ chức TAND được sắp xếp lại theo 03 cấp, gồm: TANDTC, TAND cấp tỉnh và TAND khu vực; đồng thời, kết thúc hoạt động của TAND cấp cao và TAND cấp huyện. Do vậy, dẫn đến nhiều sự thay đổi về quy mô, địa điểm thực hiện dự án nêu trên.

Hiện nay, TANDTC đang chỉ đạo khẩn trương rà soát, điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án để tổ chức thực hiện phù hợp với tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị sau sắp xếp, qua đó, đảm bảo hiệu quả đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí. Theo kế hoạch, dự án phấn đấu hoàn thành trong năm 2025 để đáp ứng yêu cầu xét xử trực tuyến trong toàn ngành TAND theo quy định.

tl-kien-nghi-cu-cu-tri.jpg

Đối với kiến nghị TANDTC quan tâm, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hạ tầng bảo đảm an toàn thông tin, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào hoạt động xét xử của TAND hai cấp thành phố Hải Phòng.

TANDTC cho biết, trong thời gian qua, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng về chuyển đổi số quốc gia; đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ xây dựng Tòa án điện tử theo tinh thần Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, và Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/20 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, TANDTC đã đưa vào sử dụng nhiều hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch của Tòa án, góp phần mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và đóng góp cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực tế trong toàn ngành TAND vẫn còn tồn tại một số khó khăn, bất cập như: hạ tầng kỹ thuật tại các TAND còn thiếu thốn, lạc hậu, chưa được tối ưu hóa và vận hành chuyên nghiệp, chưa có khả năng linh hoạt đáp ứng yêu cầu mới phát sinh; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan tư pháp còn hạn chế; hoạt động của các Tòa án vẫn còn nhiều công đoạn thủ công, chủ yếu sử dụng sổ sách để ghi chép, theo dõi theo cách truyền thống; thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa được đảm bảo...

Để khắc phục các tồn tại, hạn chế nêu trên, đồng thời, đẩy mạnh công tác chuyển đổi số với mục tiêu trọng tâm là triển khai Tòa án điện tử, hướng đến xây dựng Tòa án số và Tòa án thông minh, TANDTC đã rà soát, đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 một số nhiệm vụ như: (1) Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, công nghệ đảm bảo an toàn thông tin triển khai Tòa án điện tử; (2) Triển khai giai đoạn 2, đầu tư trang, thiết bị phục vụ xét xử trực tuyến theo Nghị quyết 33/2021/QH của Quốc hội; (3) Xây dựng các nền tảng phục vụ triển khai Tòa án điện tử...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
TANDTC trả lời ĐBQH về đẩy mạnh cng tác chuyển đổi số trong Ta án