Tối 23/3, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (23/3/1994 - 23/3/20) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Huyện đảo Cô Tô tọa lạc tại phía Đông đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Là đảo tiền tiêu, phên giậu trên vịnh Bắc Bộ, Cô Tô có vị trí trọng yếu về địa - chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Đây là nơi đầu tiên và duy nhất được Bác Hồ đồng ý cho phép dựng tượng Người lúc còn sống.
Sở hữu vùng biển rộng lớn, với đường biên giới biển gần 200 km, Cô Tô cùng với huyện đảo Bạch Long Vĩ và chuỗi đảo ven bờ tạo thành ba cụm chính, kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam như “cánh cung sơn văn” trên biển đã tạo thành vành đai, tiền đồn trọng - trấn bảo vệ cửa ngõ phía Bắc của Tổ quốc. Có lịch sử thành tạo địa chất hơn 400 triệu năm, Cô Tô sở hữu cảnh sắc thiên tạo huyền ảo, hình thế địa linh “biển bạc non ngàn”, với 74 hòn đảo lớn nhỏ, vừa có giá trị chứng nhân lịch sử, khẳng định chủ quyền lãnh hải của dân tộc Việt Nam, vừa có giá trị sinh dưỡng, bảo tồn và phát triển kinh tế.
Hàng năm, tăng trưởng kinh tế của huyện đạt trên %. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 130 triệu đồng/người/ năm, cao hơn 1,5 lần so với bình quân chung của toàn tỉnh. Cô Tô là huyện đảo đầu tiên trong cả nước được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 20. Nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương được triển khai thực hiện đồng bộ; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; chủ quyền biển đảo được giữ vững.
Tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam biểu dương, đánh giá cao những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện Cô Tô đã đạt được, đồng thời trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho huyện Cô Tô.
Theo thống kê của UBND huyện Cô Tô, du lịch, dịch vụ địa phương phát triển vượt bậc trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm gần 70% cơ cấu kinh tế của huyện. Lượng du khách không ngừng gia tăng qua từng năm.
Năm 2023, Cô Tô đón trên 320.000 du khách. Huyện Cô Tô đang nỗ lực, phấn đấu thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái rừng - biển, phát triển bền vững và phấn đấu hướng tới mục tiêu huyện đảo không tội phạm, không rác thải nhựa.