Ngy 16/12, TANDTC tổ chức Khai giảng kha bồi dưỡng nghiệp vụ ha giải, đối thoại tại Ta án theo hình thức trực tuyến đến 643 điểm cầu trên ton quốc. Đồng chí Nguyễn Ha Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chánh án TANDTC dự v phát biểu.
Cùng tham dự buổi khai giảng có đồng chí Nguyễn Văn Du, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Phó Chánh án TANDTC, Trưởng ban Ban Chỉ đạo triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; các đồng chí Thẩm phán TANDTC: Tống Anh Hào, Lê Văn Minh, Đào Thị Xuân Lan.
Tham dự còn có lãnh đạo các đơn vị thuộc TANDTC, TAND các cấp và 2.173 học viên đến từ 60 tỉnh, 583 huyện với 643 điểm cầu trên toàn quốc.
Phát biểu khai giảng tại điểm cầu trung tâm, Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chánh án TANDTC nhấn mạnh, hôm nay TANDTC và toàn bộ hệ thống Tòa án tổ chức lớp tập huấn khóa bồi dưỡng đầu tiên cho đội ngũ Hòa giải viên. Điều này thể hiện ý thức được việc cần phải sớm đưa Luật Hòa giải, đối thoại vào cuộc sống. Có thể nói Hòa giải viên là chủ thể quan trọng nhất, quyết định đến thành công của Luật. Hòa giải có thành hay không thì phụ thuộc vào năng lực, nhiệt huyết, trách nhiệm của Hòa giải viên.
Thay mặt Ban Cán sự đảng, lãnh đạo TANDTC, đồng chí Chánh án Nguyễn Hòa Bình gửi lời cảm ơn, đồng thời đánh giá cao khi hơn 2.000 học viên trên khắp các tỉnh thành tham gia lớp học với một tinh thần cống hiến, đem kiến thức, nhiệt huyết và trách nhiệm của mình để tiếp tục đóng góp cho quê hương, đất nước.
Theo đồng chí Chánh án TANDTC, để Luật này được thực thi tốt, thì tập huấn chỉ là một bước, trong tương lai còn rất nhiều việc phải làm. Chánh án cho biết, trong thời gian sắp tới, các đơn vị chức năng thuộc TANDTC tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, tập hợp những điều bất cập, cũng như những kinh nghiệm hay của các TAND địa phương để chia sẻ trên toàn quốc và tổ chức giải đáp các thắc mắc cho các Hòa giải viên về nghiệp vụ, chế độ chính sách,… ; Cử các Thẩm phán TANDTC làm trưởng các đoàn đi đến các Tòa án địa phương để kiểm tra, đôn đốc việc thực thi, cũng như giao lưu với cac Hòa giải viên;
Chánh án TANDTC giao Học viện Tòa án tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo trình; giao các Chánh án TAND địa phương xem việc thực thi Luật Hòa giải là một nhiệm vụ chính trị quan trọng như nhiệm vụ tổ chức xét xử; TAND địa phương phải đảm bảo cơ sở vật chất cho các Hòa giải viên; Tổ chức Luật Hòa giải, đối thoại theo quy định của luật…
Trong thời gian diễn ra lớp bồi dưỡng, đồng chí Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình yêu cầu các Hòa giải viên ngoài tập trung lắng nghe, ghi chép đầy đủ, và phải đưa ra ý kiến để trao đổi. Đồng chí Chánh án cho rằng, đây là những nội dung, kiến thức và kinh nghiệm quan trọng sẽ được vận dụng từ 01/01/2021. Nếu không có sự hiểu biết kiến thức căn bản như trên thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi pháp luật.
Chánh án TANDTC hy vọng với sự ra đời của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì những tranh chấp về dân sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình… từ này sẽ có một cơ chế giải quyết rất là hòa thuận, hiệu quả, tạo lên sự đồng thuận trong xã hội.
Tham gia và phát biểu tại buổi khai giảng, đồng chí Nguyễn Văn Du, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Phó Chánh án TANDTC cho biết, trong những năm qua, các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính vẫn không ngừng tăng lên theo quy mô của nền kinh tế và quy mô dân số. Cùng với những sửa đổi, bổ sung các đạo luật mới, thẩm quyền của Tòa án được mở rộng làm cho số lượng các vụ án mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết tăng hơn nhiều so với các năm trước với tính chất các vụ việc ngày càng phức tạp.
Trước tình hình đó, TANDTC đã đề ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công tác của Tòa án, tạo ra sự chuyển biến căn bản trong thực hiện các nhiệm vụ công tác nói chung và giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, hành chính nói riêng; trong đó, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải trong giải quyết các vụ việc dân sự, đối thoại trong giải quyết các khiếu kiện hành chính là một trong những nội dung trọng tâm.
Ngày 16/6/2020, Luật Hòa giải, đối thoại tại Toà án số 58/2020/QH14 đã được Quốc hội khoá XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9 với tỷ lệ số phiếu tán thành 90,27%, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021.
Mục tiêu của Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án là tạo dựng một khuôn phổ pháp lý linh hoạt cho phương thức giải quyết tranh chấp mới, trong đó đương sự là chủ thể chính, họ là người thiết kế quy trình, đề xuất phương án, quyết định kết quả. Hòa giải viên đóng vai trò kết nối, duy trì môi trường thỏa thuận hòa bình và khuyến khích các bên đồng thuận.
Đồng chí Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Du nhấn mạnh: Để Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án đi vào thực thi có hiệu quả, yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng đó là đội ngũ Hòa giải viên. Đây là nguồn nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm trong xã hội tham gia phối hợp cùng Tòa án tiến hành hòa giải, đối thoại để giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính.
Để chuẩn hóa kiến thức, kỹ năng hòa giải, đối thoại, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp cho đội ngũ những người được tuyển chọn để trở thành Hoà giải viên tiến tới công nhận và cấp chứng chỉ Hoà giải viên; góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án.
Với tinh thần đó, đồng chí Nguyễn Văn Du cũng yêu cầu các đồng chí tham gia bồi dưỡng là các Hòa giải viên tương lai, các Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại tại Tòa án, chuyên gia về hòa giải, đối thoại cần nghiêm túc, chú ý theo dõi, tích cực trao đổi, tương tác, đặt câu hỏi về những khó khăn có thể gặp phải để các giảng viên giải đáp chu đáo, chi tiết tiếp thu để áp dụng ngay khi thực hiện nhiệm vụ.
Đồng chí cũng hy vọng, sau lớp bồi dưỡng này, tư duy lắng nghe, kết nối được lan tỏa, mở rộng, góp phần giải quyết một cách hiệu quả, nhanh chóng các khiếu kiện, hành chính vì một nền tư pháp ngày càng tiến bộ, gần dân.
Lớp bỗi dưỡng do Thẩm phán TANDTC Tống Anh Hào, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Thẩm phán TANDTC Đào Thị Xuân Lan hướng dẫn bài giảng.
Trong đó, các bài giảng bao gồm: Giới thiệu Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và các văn bản thi hành; Kỹ năng hòa giải tranh chấp dân sự; Kỹ năng đối thoại khiếu kiện hành chính; Thảo luận, giải đáp thắc mắc.
Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án diễn ra từ ngày 16 – 18/12/2020.