Trong 6 tháng đầu năm 20, nhiều ngành và lĩnh vực của thành phố Hà Nội tăng trưởng toàn diện, đặc biệt hoạt động sản xuất, kinh doanh duy trì ổn định.
Chiều 26/6, UBND thành phố Hà Nội tổ chức họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý II năm 20.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, 6 tháng đầu năm 20, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn TP ước thực hiện đạt 252.054 tỷ đồng (bằng 61,7% dự toán và tăng 12,5% so với cùng kỳ). Tổng chi ngân sách địa phương là 36.417 tỷ đồng (đạt ,9% dự toán đầu năm, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2023).
Mặc dù kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn, song lĩnh vực xuất, nhập khẩu của TP phục hồi mạnh mẽ, tăng khá cao so với cùng kỳ và so với kế hoạch. Tính riêng 5 tháng đầu năm 20, kim ngạch xuất khẩu đạt 7, tỷ USD (tăng 7,7%); kim ngạch nhập khẩu đạt ,97 tỷ USD, tăng 11,5% (cùng kỳ giảm 14%). Vốn đầu tư phát triển xã hội cũng tăng khá, cao hơn mức tăng cùng kỳ. 6 tháng đầu năm ước đạt 208.784 tỷ đồng, tăng 9,55%. GRDP của TP ước tăng 6% (cùng kỳ tăng 5,97%).
Đặc biệt, trong nửa đầu năm 20, TP Hà Nội đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền số gắn với xây dựng thành phố thông minh, hiện đại.
Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn. Thành phố cũng đã triển khai thử nghiệm một số hệ thống thông tin, ứng dụng phục vụ công dân, doanh nghiệp, như: Ứng dụng công dân Thủ đô số (iHaNoi); thẻ vé giao thông Hà Nội cho vận tải hành khách công cộng.
Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế và an sinh xã hội của TP cũng tiếp tục phát triển. Chất lượng giáo dục và đào tạo của TP tiếp tục giữ vững. Một số di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Hà Nội được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng.
Trong 6 tháng cuối năm 20, thành phố tập trung bảo đảm ổn định và tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; thúc đẩy phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, các ngành, lĩnh vực mới nổi, mô hình kinh doanh mới.
Đồng thời, tăng cường công tác trật tự an toàn xã hội, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với nhà trọ và các loại hình cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao; duy trì tốt công tác đối ngoại.