Lãi suất huy động đang chịu áp lực tăng do lạm phát tăng v tín dụng tăng trưởng mạnh hơn kỳ vọng.
Xu hướng tăng lãi suất liên tục được ghi nhận trong vài tháng trở lại đây với mức tăng dao động từ 0,1-0,4%/năm, chủ yếu ở các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ. Còn ở khối ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, mặt bằng lãi suất vẫn chưa có nhiều thay đổi.
Cụ thể, tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng vừa được điều chỉnh tăng thêm 0,5%/năm lên mức 7,3%/năm, cao nhất toàn hệ thống đối với tiền gửi 12 tháng. Lãi suất này áp dụng cho cả 2 hình thức gửi tại quầy và online.
Lãi suất kỳ hạn 1-3 tháng tại SCB cũng thêm 0,%/năm và kỳ hạn 6-9 tháng thêm 0,3%/năm. Đối với tiền gửi online. SCB cũng tăng 0,4%/năm cho lãi suất tiết kiệm 6 và 9 tháng, lên mức 6,85-7%/năm.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) công bố tặng đến 1,1%/năm lãi suất cho khách hàng gửi tiết kiệm. Hiện lãi suất cao nhất áp dụng tại SHB là 7,4%/năm dành cho chứng chỉ tiền gửi Phát lộc kỳ hạn 8 năm và 7,2%/năm cho kỳ hạn 6 năm.
Đối với tiền gửi tiết kiệm thông thường nhận lãi cuối kỳ, lãi suất tiết kiệm dao động từ 3,6-4%/năm cho kỳ hạn từ 1-3 tháng, lãi suất đến 5,5%/năm cho kỳ hạn dưới 9 tháng. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn từ 9-12 tháng dao động từ 5,6-6,2%/năm; kỳ hạn trên 12 tháng từ 6,2-6,6%/năm.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) điều chỉnh tăng 0,1-0,3%/năm với các kỳ hạn 1, 3, 6, 12 tháng. Riêng với kỳ hạn 9 tháng, ngân hàng này đã tăng tới 0,5%/năm.
Theo lãnh đạo một ngân hàng thương mại, lãi suất huy động nhích tăng là do nhu cầu tín dụng tăng mạnh từ đầu năm và nhằm mục đích thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trở về với ngân hàng, chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Việc tiền gửi cư dân tăng mạnh ngay từ những tháng đầu năm là điều hiếm gặp, bởi đây là giai đoạn người dân thường có xu hướng rút tiền để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu dịp Tết Nguyên đán và đầu tư cho cả năm. Doanh số huy động của nhiều ngân hàng đã tăng trưởng mạnh, có ngân hàng tăng gấp đôi kế hoạch đề ra.
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cho rằng, mức độ biến động của lãi suất huy động sẽ tiếp tục phụ thuộc nhiều vào độ dồi dào của dòng vốn trên thị trường liên ngân hàng. Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng và diễn biến lạm phát trong các quý tới cũng sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tăng của lãi suất huy động. Với dự báo áp lực lạm phát tiếp tục hiện hữu trong các tháng tiếp theo đi cùng với nhu cầu tăng trưởng tín dụng cao hơn trong giai đoạn phục hồi kinh tế, lãi suất huy động được dự báo còn có thể tiếp tục tăng. Cụ thể, lãi suất huy động có thể chịu áp lực tăng 100-0 bps trong cả năm 2022.
VNDirect kỳ vọng lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng từ giờ đến cuối năm 2022 do lãi suất USD tăng và áp lực lạm phát tại Việt Nam tăng cao trong những quý tới. Tuy nhiên, mức tăng sẽ không lớn, khoảng 30-50 điểm cơ bản cho cả năm 2022. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên 5,9-6,1%/năm vào cuối năm 2022 (hiện ở mức 5,5-5,7%/năm), vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7,0%/năm.
Các chuyên gia cho rằng lãi suất huy động khó có thể duy trì ở mức thấp vào năm 2022 do nhu cầu huy động vốn cao hơn khi tín dụng tăng tốc. Áp lực lạm phát ở Việt Nam cũng sẽ gia tăng và cạnh tranh gay gắt hơn với các kênh đầu tư khác để thu hút dòng vốn.
Đáng chú ý, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nhận định: "Lãi suất huy động đầu vào sẽ tiếp tục gia tăng ở một số thời điểm do áp lực lạm phát, do người dân vẫn muốn chuyển dịch kênh đầu tư, nhưng các ngân hàng vẫn phải tăng lãi suất huy động để thu hút dòng vốn tiền gửi từ dân cư và kể cả doanh nghiệp”.
Hiện các doanh nghiệp đang lo ngại về xu hướng lãi suất tăng, khi lãi suất huy động tăng thì lãi suất cho vay cũng sẽ tăng. Trong khi đang gặp khó khăn về dòng tiền, giờ nếu tăng thêm chi phí lãi suất sẽ dẫn đến phải thu hẹp hoạt động, không thể mở rộng đầu tư, tăng sản xuất.