Ngày 13/5, TAND tỉnh Gia Lai đã tuyên án 13 bị cáo làm giả GCNQSDĐ (sổ đỏ), để vay hơn 7 tỷ đồng của Ngân hàng rồi chiếm đoạt. Liên quan đến vụ việc này, hàng loạt “quan chức” của huyện Ia Grai cũng đang được các cơ quan chức năng xử lý ở một vụ án khác.
Theo đó, 13 bị cáo trong vụ án gồm: Lê Xuân Bằng (SN 1982 tại Quảng Ninh), Ngô Thị Thanh (SN 1974 tại Hà Tĩnh), Nguyễn Văn Đức (SN 1988 tại Gia Lai), Dương Thị Hoàn (SN 1994 tại Gia Lai), Nguyễn Văn Quân (SN 1992 tại Quảng Trị), Lương Văn Tuấn (SN 1978 tại Hưng Yên), Phạm Thị Oanh (SN 1974 tại Hải Dương), cùng trú tại xã Ia Grăng, huyện Ia Grai.
Nguyễn Ngọc Quân (SN 1981), Trần Thị Hòa (SN 1981 tại Quảng Trị), Dương Thị Bình (SN 1979), cùng trú tại xã Ia Yok, huyện Ia Grai.
Đỗ Tuấn Anh (SN 1990, chỗ ở xã Ia Hrung, huyện Ia Grai); Hoàng Công Mạnh (SN 1977 tại Thái Bình) và Trần Hữu Phong (SN 1974 tại Hà Nam), cùng trú tại phường Tây Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Theo cáo trạng truy tố, mặc dù bản thân không có đất thực tế tại khu vực làng Ô rê 2, xã Ia Grăng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai nhưng vì muốn có tiền trả nợ và tiêu xài cá nhân nên các bị cáo nói trên đã lập khống bìa đỏ để nhằm thế chấp vay tiền của các ngân hàng BIDV, ngân hàng An Bình, ngân hàng Sacombank, ngân hàng GPbank, ngân hàng Agribank, ngân hàng HDbank, Quỹ tín dụng thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai và chuyển nhượng cho người khác rồi chiếm đoạt với tổng số tiền hơn là 7,4 tỷ đồng.
Trong đó, Lê Xuân Bằng đã chiếm đoạt và giúp các bị cáo khác chiếm đoạt hơn 3,3 tỷ đồng; Trần Hữu Phong giúp các bị cáo khác chiếm đoạt 2,4 tỷ đồng; Hoàng Công Mạnh giúp các bị cáo khác chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng; Nguyễn Văn Đức đã chiếm đoạt hơn 1,6 tỷ đồng; Dương Thị Hoàn đã chiếm đoạt 900 triệu đồng; Nguyễn Ngọc Quân chiếm đoạt 800 triệu đồng; Nguyễn Văn Quân 700 triệu đồng; Đỗ Tuấn Anh và Ngô Thị Thanh mỗi bị cáo chiếm đoạt 500 triệu đồng;
Lương Văn Tuấn và Phạm Thị Oanh mỗi bị cáo chiếm đoạt 480 triệu đồng; Trần Thị Hòa và Dương Thị Bình mỗi bị cáo chiếm đoạt 400 triệu đồng.
Ngoài ra, trong vụ án này Lê Xuân Nghĩa, Nguyễn Thị Quyến hiện đã bỏ trốn nên ngày 22/4/2021 CQĐT đã ra Quyết định truy nã số 13, 14/QĐ-VPCQCSĐT-Đ3 và ngày 13/10/2021 ra Quyết định tách vụ án, bị can đối với Nghĩa và Quyến, khi nào bắt được thì xử lý sau. Cùng với đó, cơ quan chức năng đã đình chỉ điều tra đối với Nguyễn Văn Úy do đã tử vong.
Ở một diễn biến liên quan đến vụ việc này, nhóm cán bộ nguyên Phó Chủ tịch và địa chính xã Ia Grăng, nguyên Giám đốc và cán bộ VP đăng ký đất đai huyện, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện, nguyên Trưởng phòng TN&MT huyện, Cơ quan CSĐT đã tách và khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” để xử lý theo đúng quy định pháp luật.
Đối với các cán bộ tín dụng liên quan đến hoạt động cho vay của các ngân hàng, Cơ quan CSĐT đã tách thành nguồn tin tội phạm riêng theo Quyết định tách nguồn tin tội phạm số 01/QĐ-VPCQCSĐT ngày 28/01/2022. Hiện Cơ quan điều tra đang tiếp tục xác minh, làm rõ có hay không trách nhiệm của các cán bộ liên quan đến công tác thẩm định để xử lý theo pháp luật.
Sau một ngày diễn ra phần xét hỏi và tranh luận (10/5), đến ngày 13/5, HĐXX TAND tỉnh Gia Lai đã tuyên phạt 13 bị cáo trong vụ án 140 năm tù cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cụ thể: Lê Xuân Bằng 16 năm; Hoàng Công Mạnh năm; Trần Hữu Phong 14 năm; Nguyễn Văn Đức 13 năm; các bị cáo Ngô Thị Thanh, Dương Thị Hoàn, Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Ngọc Quân mỗi bị cáo 12 năm tù; các bị cáo Đỗ Tuấn Anh và Trần Thị Hòa mỗi bị cáo 8 năm; Lương Văn Tuấn 7 năm; Phạm Thị Oanh 6 năm; Dương Thị Bình 5 năm.
Ngoài ra, Ngô Thị Thanh vào ngày /10/2021 bị TAND huyện Ia Grai tuyên phạt 12 năm tù về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, nên tổng chung hình phạt là năm tù.