Chuyển động

Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ tiếp nhiên liệu cho tiêm kích Nga trên không

Hà Kim 14/11/20 - 23:01

Sự kiện lịch sử này diễn ra vào ngày 12/11 (giờ địa phương) khi lần đầu tiên Không quân Mỹ tiếp nhiên liệu cho một loại máy bay chiến đấu - tiêm kích Su-30MKM - do Nga sản xuất, trên không.

z6032899687996_fed67c6664fe3c7275816793aa8d6c5e.jpg
Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ tiếp nhiên liệu cho tiêm kích Nga trên không.

Theo tuyên bố chính thức từ DVIDS - cơ quan truyền thông của Quân đội Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình hợp tác Đối tác Nhà nước giữa hai nước, ngày 12/11, máy bay KC-135 đã tiếp nhiên liệu cho 3 chiếc Su-30MKM của Không quân Hoàng gia Malaysia tại căn cứ RMAF Subang, Malaysia.

Sự kiện này được xem là lịch sử và là trường hợp đầu tiên được ghi nhận về việc máy bay của Không quân Hoa Kỳ tiếp nhiên liệu cho một máy bay quân sự do Nga sản xuất khi đang bay. Được biết phi hành đoàn trên chiếc KC-135 đã sử dụng hệ thống tiếp nhiên liệu đa điểm (MPRS) và phương pháp tiếp nhiên liệu probe & drogue (PDR) để tiếp nhiên liệu Jet A-1 cho Su-30.

MPRS sử dụng các vòi tiếp nhiên liệu gắn trên cánh, giúp tương thích với các máy bay trang bị đầu dò tiếp nhiên liệu IFR, khác biệt với cần tiếp nhiên liệu trung tâm mà các máy bay của Không quân Mỹ thường sử dụng.

Trước đây, KC-135 chỉ được thiết kế để tiếp nhiên liệu bằng cần, nhưng với thiết bị chuyển đổi BDA, nó có thể chuyển đổi sang phương pháp tiếp nhiên liệu bằng phao. Tuy nhiên, với BDA, KC-135 chỉ có thể tiếp nhiên liệu cho một máy bay mỗi lần, kéo dài thời gian tiếp nhiên liệu.

Hệ thống MPRS khắc phục được điểm yếu này bằng cách bổ sung hai vòi trên cánh, cho phép tiếp nhiên liệu đồng thời cho hai máy bay nhỏ, đặc biệt là các máy bay chiến đấu cần tiếp nhiên liệu nhanh trong tình huống không chiến.

Việc vận hành MPRS đòi hỏi phi hành đoàn có tay nghề cao và chỉ một số ít phi hành đoàn của Mỹ được cấp chứng chỉ cho hệ thống này.

Do nhu cầu sử dụng MPRS thường cao hơn tại châu Âu, nơi tập trung nhiều đồng minh NATO, chỉ khoảng 10% lực lượng phi hành đoàn tiếp nhiên liệu hiện nay được đào tạo chuyên biệt cho MPRS.

Trước đó, năm 2019, một chiếc KC-135R của Không quân Pháp từng tiếp nhiên liệu cho Su-30MKI của Ấn Độ.

Kể từ năm 2017, Lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân Washington đã duy trì mối quan hệ hợp tác bền chặt với Malaysia nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến và tích hợp hoạt động.

Malaysia là một trong số ít quốc gia Đông Nam Á sử dụng máy bay chiến đấu Nga từ thập niên 1990. Sau lô 18 chiếc MiG-29N vào năm 1995, Malaysia tiếp tục mua thêm 18 chiếc Su-30MKM vào năm 2007.

Mặc dù MiG-29N đã ngừng hoạt động từ năm 20, Su-30MKM dự kiến sẽ được duy trì hoạt động đến năm 2035. Những chiếc Su-30 này thường xuyên tham gia các cuộc tập trận với máy bay của Mỹ và NATO tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ tiếp nhiên liệu cho tiêm kích Nga trên khng