Để c cơ sở cho việc hon thiện với dự thảo Báo cáo đánh giá 5 thi hnh Luật Tổ chức TAND 2014, ngy 14/12, TANDTC tổ chức Hội thảo “Lấy ý kiến đối với Dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thi hnh Luật Tổ chức TAND 2014”. Đồng chí Nguyễn Trí Tuệ, Ph Chánh án TANDTC chủ trì Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có bà Sitara Syed, Phó Trưởng Đại diện Thường trú, UNDP tại Việt Nam; Bà Audrey-Anne Rochellemagne, đại diện phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam; TS. Nguyễn Sơn – nguyên Phó Chánh án TANDTC; Đồng chí Tống Anh Hào, Thẩm phán TANDTC; Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam. Cùng tham dự còn có đại diện Ban nội chính Trung ương, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, VKSNDTC, lãnh đạo các đơn vị thuộc TANDTC, các chuyên gia, nhà khoa học và TAND các tỉnh thành phố phía Bắc…
Hội thảo diễn ra trong khuôn khổ của Dự án "Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (Dự án EU-JULE) do Liên minh Châu Âu (EU), Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) và tổ chức UNICEF đồng tài trợ.
Hội thảo nhằm đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện thực tiễn 5 năm thi hành Luật Tổ chức TAND, qua đó xác định những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong tổ chức thi hành Luật Tổ chức TAND năm 2014. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hoàn thiện tổ chức bộ máy của các TAND theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức TAND và các văn bản pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn (nếu cần thiết).
Phát biểu khai mạc buổi Hội thảo, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Trí Tuệ nhấn mạnh, ngày /11/2014, Luật Tổ chức TAND đã được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 8 thông qua với 11 chương, 98 điều quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của TAND. Luật có hiệu lực từ 01/06/20.
Đây là một trong những đạo luật quan trọng về tổ chức bộ máy nhà nước được Quốc hội thông qua theo tinh thần Hiến pháp mới; thể chế hóa các quan điểm lớn, tiến bộ của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về quyền tư pháp nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.
Theo Phó Chánh án Nguyễn Trí Tuệ, đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển của TAND, bảo đảm Tòa án thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người.
Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Sơn – nguyên Phó Chánh án TANDTC, Trưởng nhóm nghiên cứu Luật Tổ chức TAND năm 2014 đã trình bài dự thảo Báo cáo tóm tắt "Đánh giá 5 năm thi hành Luật tổ chức TAND năm 2014".
Qua dự thảo cho thấy, Báo cáo nghiên cứu được xây dựng dựa trên các quy định của Luật Tổ chức TAND và sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu như: Nghiên cứu các quy định hiện hành của Luật Tổ chức TAND và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; Nhóm nghiên cứu và các công chức của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học TANDTC cùng nhau trao đổi, thảo luận về những nội dung cơ bản của báo cáo, đề xuất ý tưởng và xây dựng dự thảo báo cáo; Phương pháp chuyên gia: tham vấn ý kiến của các Thẩm phán, các nhà nghiên cứu, nhà hoạt động thực tiễn,… thông qua việc lấy ý kiến góp ý tại Hội thảo đối với dự thảo Báo cáo; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: xem xét toàn diện các quy định hiện hành, thực tiễn thi hành luật; từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện quy định của Luật Tổ chức TAND tại Việt Nam.
Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật Tổ chức TAND năm 2014, tìm hiểu nguyên nhân của những khó khăn vướng mắc nêu trên, Nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số khuyến nghị nhằm tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống TAND như: Về tổ chức bộ máy của các Tòa án; Về chức năng, nhiệm vụ của các TAND; Về Thẩm phán và các chức danh tư pháp khác trong TAND; Về Hội thẩm nhân dân...
Cũng tại Hội thảo, nhiều ý kiến tham luận của lãnh đạo và đại diện các đơn vị được ra thảo luận.
Tại Hội Thảo, bà Audrey-Anne Rochellemagne, đại diện phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết, để giúp TANDTC có một báo cáo đánh giá đầy đủ, khách quan và toàn diện, chương trình EU JULE hỗ trợ Nghiên cứu các quy định hiện hành của Luật Tổ chức TAND và các văn bản quy định chi tiết và hướng thi hành: Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của Luật trong giai đoạn từ 20 đến nay; và đưa ra các khuyến nghị để việc triển khai thi hành Luật tiếp tục được thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới.
“Liên minh Châu Âu tin rằng hệ thống tư pháp hiệu quả và độc lập đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường đầu tư thân thiện, khôi phục phong độ, cung cấp khả năng dự báo các quy định và thúc đẩy tăng trưởng bền vững hơn. Pháp quyền có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mỗi người dân. Đó là điều kiện tiên quyết về đối xử bình đẳng và bảo vệ quyền công dân”, bà Audrey-Anne Rochelemagne phát biểu.
Nhấn mạnh các tiêu chuẩn và điều kiện quốc tế về tính độc lập của ngành tư pháp, dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc về tính độc lập của Toà án được thông qua năm 1985, Phó Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam, bà Sitara Syed cho hay, theo các nguyên tắc này, cơ quan tư pháp chỉ có thể độc lập khi toà án hoạt động như một thể chế riêng và các thẩm phán cũng hoàn toàn độc lập.
Kết thúc buổi Hội thảo, các ý kiến của các đại biểu sẽ được tổng hợp để Ban Cán sự đảng TANDTC cân nhắc, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy TAND theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Dự thảo báo cáo sẽ được hoàn thiện và là tài liệu tham khảo quan trọng giúp Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức TAND và các văn bản pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.