Đối thoại Shangri-La lần thứ : Ha bình, an ninh ở Biển Đng l thiết yếu đối với khu vực v ton cầu

TG| 05/06/2016 00:00
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Vấn đề Biển Đng được đề cập đến một cách cụ thể v cấp bách tại diễn đn Đối thoại Shangri-La lần ny khi m nhiều ý kiến đã tập trung vo việc lm r những hnh động đơn phương của Trung Quốc trong thời gian gần đây cũng như những hệ lụy của n.

Phát biểu tại phiên họp đặc biệt về "Kiểm soát căng thẳng trên Biển Đông" chiều 4/6, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam Bùi Văn Nam nhấn mạnh: Việt Nam đã thể hiện phương pháp và cách xử lý những vấn đề phức tạp ở Biển Đông rất rõ ràng đồng thời đề nghị các nước có liên quan đến khu vực Biển Đông, bao gồm các nước trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước trên thế giới tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, tôn trọng Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký các nước ASEAN và tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC) một cách cụ thể và thiết thực. 

Đối thoại Shangri-La lần thứ : Hòa bình, an ninh ở Biển Đông là thiết yếu đối với khu vực và toàn cầu

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh (thứ hai, trái) sau cuộc gặp các quan chức Trung Quốc bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ ở Singapore ngày 3/6. Ảnh: AFP

Thứ trưởng Bùi Văn Nam cũng khẳng định Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý và lịch sử, có sự đồng thuận của các nước về những về những vấn đề liên quan đến biển và lãnh thổ. Các hành động đơn phương đang làm thay đổi nguyên trạng tình hình ở Biển Đông, trái với DOC cũng như luật pháp quốc tế, làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. 

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Nam, Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ các nỗ lực hành động tích cực hợp pháp của tất cả các nước, góp phần duy trì hòa bình, an ninh khu vực đảm bảo tự do đi lại trên biển, an toàn hàng hải, an ninh khu vực, an toàn hàng không, an toàn không gian mạng trên không, an toàn dưới mặt nước biển và an toàn môi trường biển. Trên cơ sở đó, Việt Nam cam kết tham gia tích cực cùng các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế nhằm tăng cường đảm bảo an ninh khu vực thông qua các diễn đàn khu vực và quốc tế như EAS, ADMM, ADMM+, ARF; tiếp tục phát huy sự đồng thuận có tính trung tâm của ASEAN trong vấn đề Biển Đông. 

Thứ trưởng Bùi Văn Nam cũng đề nghị các bên cần tích cực tìm kiếm các công cụ giúp hạn chế nguy cơ và va chạm trên biển như thiết lập các đường dây nóng, thống nhất các quy tắc ứng xử trong tình huống đột xuất, bất ngờ, đáng lưu ý gần đây là ý tưởng đề xuất cơ chế phối hợp tuần tra chung giữa các lực lượng hải quân, chấp pháp của các nước ASEAN. 

Việt Nam nhấn mạnh việc tuân thủ các quy tắc nhằm tránh xảy ra va chạm vũ trang trên biển, trên vùng trời ngoài biển, ở tầng dưới mặt nước biển, lòng biển, môi trường biển, hoạt động của tàu ngầm quân sự; coi trọng hơn nữa các cơ chế hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển nhất là hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển, ứng phó với thảm họa, thiên tai, hợp tác cứu hộ, cứu nạn trên biển, phối hợp phòng chống các loại tội phạm trên biển đang nổi lên ở khu vực... Việt Nam ủng hộ việc trao đổi, chia sẻ thông tin tích cực, chủ động mạnh mẽ trong nội bộ các nước ASEAN, với các đối tác và các bên có liên quan, với các nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ … nhằm duy trì hòa bình, an ninh tại Đông Nam Á cũng như khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 

Trước ý kiến của một số học giả Trung Quốc tại diễn đàn về việc tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lãnh thổ, không liên quan đến an ninh hàng hải cũng như việc giải quyết các tranh chấp cần theo cơ chế song phương, Thứ trưởng Bùi Văn Nam cho biết Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý và lịch sử cũng như sự đồng thuận của các nước về những vấn đề liên quan đến vấn đề biển, lãnh thổ. 

Cũng liên quan đến vấn đề này, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài tại Đối thoại Shangri-La, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, người dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La năm nay, cho hay sự phức tạp ở Biển Đông thời gian gần đây có hai điểm đáng chú ý: Thứ nhất là nó thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều của dư luận quốc tế với chiều hướng chủ đạo là mong muốn xác lập một môi trường hòa bình ở khu vực này; thứ hai là những hoạt động quân sự hay mang tính chuẩn bị cho hoạt động quân sự ở Biển Đông là những dấu hiệu cho thấy cộng đồng quốc tế cần phải hết sức quan tâm chú ý, bởi nếu không quan tâm thì tình hình ở đây sẽ trở nên xấu đi. Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Việt Nam mong muốn các quốc gia tìm ra những giải pháp để giảm bớt căng thẳng trong khu vực, không để những căng thẳng ở Biển Đông biến thành xung đột, cùng nhau phát triển hòa bình. 

Trả lời câu hỏi của báo Nhật Bản Asahi Shimbun về việc Trung Quốc thường xuyên tuyên bố hợp tác với các nước ASEAN nhưng vẫn không ngừng tôn tạo, bồi đắp các bãi đá ở Biển Đông, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng những hành động đó làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc; các nước cần có tiếng nói chung cho thấy cộng đồng quốc tế quan ngại về các hành động này của Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đối thoại Shangri-La lần thứ : Ha bình, an ninh ở Biển Đng l thiết yếu đối với khu vực v ton cầu