Dự án Formosa H Tĩnh xả thải gây thiệt hại v nhiễm mi trường biển nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung. Đây vẫn đang l tâm điểm chú ý của dư luận. Bên lề kỳ họp, PV đã phỏng vấn đại biểu Quốc hội Trần Hong Ngân (TP HCM) xung quanh vấn đề ny.
PV: Tâm điểm của dư luận hiên nay là Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm biển miền Trung, ông đánh giá về vấn đề này như thế nào?
ĐB Trần Hoàng Ngân: Qua vụ việc này cho thấy, việc phân công trách nhiệm trong giám sát là không rõ ràng. Nếu nói rằng Bộ Tài nguyên - Môi trường phải chịu trách nhiệm tất cả thì cũng không hẳn, họ có trách nhiệm phê duyệt báo cáo nhưng theo dõi kiểm tra thì sẽ như thế nào? Nhà đầu tư Formosa là nhà đầu tư có lý lịch về mặt môi trường không tốt, đáng lý ra với lý lịch đó thì phải được ưu tiên hàng đầu về giám sát.
PV: Ông có bình luận gì về động thái của Chính phủ thời gian vừa qua?
ĐB Trần Hoàng Ngân
ĐB Trần Hoàng Ngân: Tôi đồng ý với quan điểm của Chính phủ là không chấp nhận đánh đổi tăng trưởng kinh tế với môi trường và quan điểm này cần được xuyên suốt trong giai đoạn tới. Chúng ta cần huy động vốn FDI, nhưng không có nghĩa là huy động bằng mọi giá.
Vấn đề nữa là cạnh tranh trong thu hút vốn FDI của các địa phương, Formosa không còn là của Hà Tĩnh mà là dự án liên quan đến hàng loạt các tỉnh miền Trung, liên quan đến kinh tế biển, du lịch và liên quan đến đất nước, nền kinh tế quốc gia. Do đó, vấn đề Formosa khi giải quyết phải xem đây là dự án quốc gia, không thể giao cho UBND tỉnh Hà Tĩnh hay Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh để giải quyết. Tất cả xử lý đó phải của một đơn vị, của một Ủy ban quốc gia... phải tăng cường giám sát để trả lời thỏa đáng cho cử tri. Dự án này có xứng đáng tồn tại hay không, theo tôi là không. Các Ủy ban của Quốc hội cần tăng cường giám sát các dự án, đặc biệt là dự án FDI, đây cũng là nội dung mà cử tri đang rất quan tâm.
PV: Còn việc đền bù cho người dân, hồi phục môi trường biển thì như thế nào, thưa ông?
BĐ Trần Hoàng Ngân: Vừa qua chúng ta cũng đã có chính sách hỗ trợ cho người dân, là nhiệm vụ của Chính phủ trong thời gian tới, cũng như đang triển khai nhưng cũng không thể bù đắp được những tổn thương cho kinh tế biển, người dân. Lòng biển và tài nguyên thiên nhiên biển là không thể bù đắp được. Do đó, nên xem xét thận trọng để khẳng định rằng Formosa có nên tồn tại nữa hay không ở Hà Tĩnh.
Bên cạnh đó, Đài Loan cũng có nhiều vốn đầu tư vào Việt Nam nên cần phải có cơ chế rõ ràng và minh bạch. Chúng ta đang cần thu hút vốn FDI trong xu thế hội nhập, nhưng làm việc phải minh bạch và có cơ sở rõ ràng. Ngoài việc nhanh chóng khắc phục hậu quả và hỗ trợ cho ngư dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ dân đang bị tổn thương từ môi trường biển, chúng ta cần phải có kiến nghị kịp thời, sửa và hoàn thiện thể chế, có sự phân công, phân cấp thống nhất, giao về một Bộ duy nhất quản lý, giám sát.
PV: Xin cảm ơn ông!