Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết như vậy tại buổi họp báo do Bộ GTVT tổ chức chiều 7-3 v khẳng định sẽ tổ chức thu phí song song trên Quốc lộ 1 nhằm hon vốn cho đường cao tốc, đồng thời giảm tải, tránh hư hỏng Quốc lộ 1.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường chủ trì họp báo.
Xung quanh việc thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, một số doanh nghiệp vận tải cho rằng, mức thu hiện tại (từ 1.000 đồng đến 8.000 đồng/km đối với từng loại xe) là quá cao, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường lý giải: “Đường cao tốc này được xây dựng bằng hình thức BOT, sau khi hoàn thành năm 2010, Bộ GTVT đã xin ý kiến Chính phủ chưa thu phí. Mới đây, để đáp ứng hoàn vốn, Bộ trình Chính phủ tổ chức thu phí và tiến hành thu phí với dự án này. Thực chất mà nói với mức phí thu 1.000 đồng/km không phải là mức phí cao, so với một số nước mà Bộ tham khảo thì thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra, việc thu phí này cũng đã được tính toán dựa trên thu nhập của người Việt Nam”.
Dòng ôtô đi quốc lộ 1A nhằm tránh thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Ảnh: Thuận Thắng/TTO |
Dẫn chứng cho vấn đề này, Thứ trưởng Trường đưa ra ví dụ, ở Trung Quốc đang thu 1 Nhân dân tệ/km, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thu đến 1.500 đồng/km nhưng không thấy đơn vị vận tải nào có ý kiến gì. “Mức phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương là hợp lý và sẽ thu để hoàn vốn, có tiền đầu tư dự án khác nên sẽ không có thay đổi”, Thứ trưởng Trường nói.
Thứ trưởng Trường cũng khuyến cáo, mức phí ở đường Trung Lương cao chỉ là ý kiến của một vài doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tăng chi phí khác để giảm đầu vào thì phải cân nhắc kỹ càng bởi khi tăng người ta sẽ không thuê.
Để tránh tình trạng xe trốn thu phí trên đường cao tốc Trung Lương mà đi vào đường Quốc lộ 1 gây quá tải nên trên tuyến quốc lộ này, Bộ vẫn để tồn tại trạm thu phí và thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục thực hiện để góp phần hoàn vốn cho đường cao tốc Trung Lương.
V.H