Luật Tổ chức Ta án nhân dân năm 2014 qua gần 10 năm thi hnh đến nay đã phát huy tác dụng nhất định đồng thời cũng đã bộc lộ nhiều điểm khng hợp lý, phải thay đổi cho ph hợp.
Kết quả thi hành Luật Tổ chức TAND 2014 cho thấy, từ 20 đến nay, hệ thống Tòa án đã được kiện toàn, phát triển cả về tổ chức và hoạt động; đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức Tòa án được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng; chất lượng xét xử, giải quyết các vụ việc được bảo đảm, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán ngày càng giảm, đáp ứng chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội.
Công tác xây dựng pháp luật, tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử được thực hiện một cách hiệu quả, tạo điều kiện cho Tòa án các cấp thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Cơ sở vật chất của các Tòa án đã có bước cải thiện đáng kể góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu và nhiệm vụ chính trị đặt ra đối với công tác Tòa án. Bên cạnh đó, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ Hội thẩm đông đảo. Hoạt động của Hội thẩm ngày càng nề nếp, đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án.
Những vướng mắc, bất cập của Luật Tổ chức TAND 2014
Tuy nhiên, thực tiễn thi hành Luật Tổ chức TAND năm 2014 cho thấy, còn tồn tại những hạn chế, bất cập như: Nhận thức về ví trí, vai trò của Tòa án là “cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp” chưa thực sự phù hợp, thống nhất dẫn tới việc xác định chưa đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án;
Các Toà án về cơ bản chưa được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử, dẫn đến nhận thức Tòa án là hành chính thuộc địa phương; TANDTC là cơ quan ngang bộ, ngành ở Trung ương nên phần nào ảnh hưởng đến tính độc lập của Toà án.
Bên cạnh đó, việc tổ chức một số đơn vị giúp việc tại TANDTC chưa khoa học; chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị còn chưa phù hợp. Chưa có thiết chế và cơ chế pháp lý đầy đủ để xây dựng và triển khai Tòa án điện tử, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn.
Việc ấn định số lượng ngạch Thẩm phán (Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp) tại từng cấp Tòa án đã gây khó khăn trong việc phân bổ biên chế, điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm phán giữa các cấp Tòa án. Quy trình bổ nhiệm, tái nhiệm Thẩm phán còn ảnh hưởng đến việc thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán, nhất là trong việc giải quyết các vụ án hành chính.
Chức năng, nhiệm vụ, thành phần của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia chưa thực sự phù hợp dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với các chức danh tư pháp còn thấp, chưa tương xứng với tính chất nghề nghiệp, chế độ trách nhiệm pháp lý theo đặc thù của Toà án; chưa có cơ chế hiệu quả bảo vệ cho các Thẩm phán…
Cơ chế phân bổ, phê duyệt ngân sách cho Tòa án còn kéo dài qua nhiều thủ tục; chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho Tòa án, nhất là Tòa án nhân dân cấp huyện;...
Những vướng mắc, bất cập trong tổ chức và hoạt động của Tòa án nêu trên đã ảnh hưởng đến việc xây dựng Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại; ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của Tòa án với tư cách là một thiết chế thực hiện quyền lực tư pháp của quốc gia đang đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của Tòa án, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, bắt kịp với các nền tư pháp tiến bộ trên thế giới.
Mục tiêu tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu quả
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, cải cách tư pháp nói chung, đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nói riêng đang là xu thế toàn cầu, có tính tất yếu, liên tục và phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các quốc gia phát triển, đang phát triển và kém phát triển. Bối cảnh mới đang tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với Tòa án các nước trong việc nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Hệ thống Tòa án nước ta đang tồn tại nhiều bất cập, hạn chế so với mặt bằng chung của thế giới cả về thể chế, tổ chức bộ máy, năng lực trình độ cán bộ và điều kiện bảo đảm hoạt động. Trước tình hình đó, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án đang là đòi hỏi cấp thiết để Tòa án nước ta đổi mới, phát triển tiệm cận tới trình độ chung của thế giới.
Như vậy, xuất phát từ những hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Tổ chức TAND năm 2014; thực hiện đúng chủ trương, định hướng của Đảng và tham khảo kinh nghiệm quốc tế việc đề xuất xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND là hết sức cần thiết.
Mục đích việc sửa đổi nhằm đổi mới, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của TAND. Xây dựng hệ thống TAND chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, hoàn thành trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.
Do đó, quan điểm xây dựng Luật được thực hiện theo các quan điểm chỉ đạo sau đây:
Thể chế hoá các chủ trương, đường lối, chính sách trong các nghị quyết, văn kiện của Đảng về cải cách tư pháp. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 27-NQ/TW/2022 đã đề ra nhiệm vụ “Đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”…
Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; bảo đảm nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo đảm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án phải bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử; đảm bảo Tòa án hoạt động công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả.
Mô hình, quy mô tổ chức bộ máy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ và đặc thù hoạt động của từng Tòa án. Cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cải cách chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Kế thừa những quy định còn phù hợp, sửa đổi những quy định không còn phù hợp; bổ sung những vấn đề mới nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn; đồng thời, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam để xây dựng Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, tiệm cận với mặt bằng chung của thế giới.
Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân đối với tổ chức và hoạt động của Tòa án.
Việc sửa đổi nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy Tòa án tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc các Tòa án được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử; mô hình, quy mô, tổ chức bộ máy phải phù hợp với khối lượng công việc và đặc thù hoạt động của từng cấp Tòa án; tăng cường tính độc lập giữa các cấp Tòa án; các vụ án đặc thù phải được xét xử tại các Tòa án chuyên biệt nhằm phát huy ưu thế chuyên môn cao trong việc xét xử; khắc phục hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của từng đơn vị Tòa án.