Tăng cường hợp tác song phương về tư pháp giữa To án hai nước Việt Nam - Hungari

Trần Minh Giang| 11/11/2014 09:04
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Nhận lời mời của đồng chí Trương Ha Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC nước CHXHCN Việt Nam, từ ngy 9 đến /11/2014, Đon đại biểu cấp cao Ta án Cng lý Cộng ha Hungary đã sang thăm v lm việc tại Việt Nam.

Đoàn đại biểu cấp cao Tòa án Công lý Cộng hòa Hungary gồm 9 thành viên do Ngài Darák Péter, Chánh án Tòa án Công lý Hungary dẫn đầu. Mục đích của chuyến thăm nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm xét xử giữa hệ thống Tòa án hai nước và tăng cường hợp tác song phương theo các lĩnh vực tư pháp mà Biên bản ghi nhớ về hợp tác tư pháp đã được Tòa án tối cao 2 nước ký kết năm 2011.

Hợp tác giữa Tòa án hai nước Việt Nam - Hungary ngày càng phát triển

Tại buổi hội đàm, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình bày tỏ mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước đã và đang phát triển rất tốt đẹp. Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 3-2-1950, Hungary đã dành cho Việt Nam sự ủng hộ to lớn về vật chất và tinh thần giúp cho nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm gần đây, hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cán bộ cấp cao, đồng thời đẩy mạnh phát triển quan hệ chính trị, kinh tế. Song song đó, hai nước đã ký Hiệp định hợp tác phòng chống tội phạm, Hiệp định tương trợ tư pháp, đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp các cơ quan pháp luật của hai nước thực thi tốt chức năng nhiệm vụ của mình và tăng cường hợp tác chặt chẽ với nhau.

Tăng cường hợp tác song phương về tư pháp giữa Toà án hai nước Việt Nam - Hungari

Buổi hội đàm giữa TANDTC Việt Nam và Tòa án Công lý Hungary

Đối với mối quan hệ hợp tác giữa TANDTC Việt Nam và Tòa án Công lý (Tòa án tối cao) Hungary trong những năm gần đây có những bước phát triển mạnh mẽ; hai bên đã tích cực cử nhiều đoàn cán bộ cấp cao sang thăm và trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau. Qua những chuyến thăm, hai bên đã hiểu biết hơn về hệ thống Tòa án của mỗi nước; đặc biệt, Việt Nam rất quan tâm đến mô hình tổ chức, quản lý Tòa án, công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán của Hungary. Theo đó, Hungary tách biệt một phần công tác quản lý hành chính Tòa án ra khỏi công tác xét xử và quản lý nghiệp vụ; việc bổ nhiệm, quản lý và đào tạo Thẩm phán quản lý hành chính tư pháp của Hungary do Hội đồng tư pháp quốc gia thực hiện và Tòa án tối cao thực hiện chức năng hướng dẫn nghiệp vụ xét xử và xây dựng án lệ.

Tăng cường hợp tác song phương về tư pháp giữa Toà án hai nước Việt Nam - Hungari

Các đại biểu Tòa án hai nước chụp ảnh lưu niệm

Cũng tại buổi hội đàm, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình thông tin những nét chính về hoạt động của hệ thống Tòa án Việt Nam với Đoàn đại biểu cấp cao Tòa án Công lý Hungary. Hiện tại, Việt Nam đang thực hiện mạnh mẽ công cuộc cải cách tư pháp trong đó lấy Toà án làm trung tâm và hoạt động xét xử là trọng tâm. Để thực hiện được công cuộc cải cách này, hệ thống Tòa án Việt Nam đang nghiên cứu tổ chức lại hệ thống Tòa án 4 cấp gồm: TANDTC, TAND cấp cao, TAND cấp tỉnh, TAND sơ thẩm cấp huyện; đồng thời cơ cấu lại chức năng, nhiệm vụ của TANDTC theo hướng tập trung vào công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật và phát triển án lệ. Cùng với việc cải cách tổ chức hệ thống Tòa án, TANDTC Việt Nam đang tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết với nghề, trong đó chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng Thẩm phán, coi đây là khâu đột phá để phát triển hệ thống tư pháp Việt Nam theo tinh thần cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị và Hiến pháp năm 2013.

Tăng cường hợp tác song phương về tư pháp giữa Toà án hai nước Việt Nam - Hungari

Đoàn đại biểu cấp cao Tòa án Công lý Hungary làm việc với Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội

Thay mặt Tòa án Công lý Hungary, Chánh án Darák Péter khẳng định Tòa án tối cao hai nước đã có mối quan hệ hữu nghị, hợp tác trong một thời gian dài và ngày càng được củng cố nhất là khi Tòa án hai nước ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác, do đó mối quan hệ này phải được nâng tầm. Những năm qua, hai Tòa án đã có các chương trình hợp tác kỹ thuật tư pháp về phát triển hệ thống Tòa án, thủ tục tố tụng và nâng cao hiểu biết về hệ thống pháp luật hiện hành vì lợi ích của hai bên nhằm tạo nền tảng vững chắc cho các mối quan hệ hiện thời và trong tương lai. Ngoài ra, hai bên cũng tăng cường hiểu biết lẫn nhau về pháp luật, văn hóa tư pháp, các chuẩn mực pháp lý quốc tế và phát triển trong khu vực cùng các vấn đề mới phát sinh có liên quan để tăng cường năng lực, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của Hiến pháp, pháp luật của mỗi nước. Chính vì vậy, thời gian tới TANDTC Việt Nam và Tòa án Công lý Hungary cần mở rộng phạm vi hợp tác về những vấn đề mà hai bên có thế mạnh.

Tòa án Công lý Hungary chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức, hoạt động

Với mong muốn hợp tác ngày càng sâu rộng, Chánh án Tòa án Công lý Hungary Darák Péter chia sẻ những kinh nghiệm của Tòa án Hungary trong cải cách tư pháp. Theo đó, Hiến pháp Hungary quy định Nhà nước Hungary vận hành theo nguyên tắc pháp quyền và hoạt động trên nguyên tắc phân chia quyền lực. Hệ thống Tòa án Hungary bao gồm 4 cấp là: Tòa án Công lý (Tòa án tối cao), Tòa án phúc thẩm khu vực, Tòa án tỉnh, Tòa án cấp quận và Tòa lao động. Tòa án Công lý có tất cả 191 Thẩm phán. Chánh án Tòa án Công lý do Quốc hội bầu trong số Thẩm phán Tòa án Công lý với nhiệm kỳ 9 năm theo đề nghị của Tổng thống. Việc bầu Chánh án Tòa án Công lý phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.

Tòa án Công lý là Tòa án cao nhất tại Hungary, có thẩm quyền xem xét lại các bản án đã có hiệu lực; Hội đồng xét xử của Tòa án Công lý khi xem xét lại các bản án dã có hiệu lực bao gồm 3 Thẩm phán; đối với các vụ án phức tạp, Hội đồng có thể bao gồm 5 Thẩm phán. Tòa án Công lý xét xử phúc thẩm các bản án bị kháng cáo của Tòa án tỉnh và Tòa phúc thẩm khu vực theo quy định của pháp luật; hướng dẫn chuyên môn cho Tòa án cấp dưới, định hướng hoạt động xét xử thông qua các phán quyết của mình thông qua tuyển tập án lệ Tòa án Công lý… Đối với Tòa phúc thẩm khu vực, Hungary có 5 Tòa phúc thẩm khu vực có tất cả 165 Thẩm phán. Tòa phúc thẩm khu vực có thẩm quyền xét xử phúc thẩm án của Tòa án quận và Tòa án cấp hạt. Hội đồng xét xử phúc thẩm của Tòa phúc thẩm khu vực bao gồm 3 Thẩm phán, sẽ xem xét lại các tình tiết vụ án và đưa ra phán quyết mới. Đối với Tòa án cấp tỉnh và Tòa án thủ đô Budapest, theo tổ chức hành chính của Hungary có tất cả 20 Tòa án cấp tỉnh (19 Tòa án cấp tỉnh và Tòa án thủ đô Budapest) có thẩm quyền  xét xử sơ thẩm các vụ án quan trọng. Tòa án cấp tỉnh cũng còn có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các phán quyết của Tòa án cấp quận. Đối với Tòa án cấp quận và Tòa lao động, Hungary có tất cả 111 Tòa án cấp quận, trong đó 105 Tòa đặt tại các tỉnh lớn và 6 Tòa đặt tại thủ đô Budapest. Tòa án cấp quận có thẩm quyền xét xử sơ thẩm án dân sự, thương mại và hình sự. Hội đồng xét xử của Tòa án cấp quận chỉ gồm một Thẩm phán, trừ những trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử bao gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Các tranh chấp về lao động do Tòa án lao động giải quyết. Tòa án lao động có thẩm quyền tương đương Tòa án cấp quận, giải quyết sơ thẩm các tranh chấp liên quan đến quan hệ lao động và các quan hệ pháp lý có bản chất là quan hệ lao động. Tòa án lao động được đặt tại thủ đô và các hạt; có tất cả 20 Tòa án lao động trên toàn lãnh thổ Hungary.

Bên cạnh đó, Chánh án Darák Péter cũng chia sẻ về giải thích pháp luật thông qua hoạt động xét xử là nghĩa vụ của Tòa án Công lý Hungary được quy định tại Điều 28 Hiến pháp. Án lệ của Tòa án Công lý có giá trị như luật; bản án của Tòa phúc thẩm khu vực nếu được Tòa án Công lý chấp nhận công bố thì cũng trở thành án lệ. Các thành viên của Tòa án Công lý Hungary cũng chia sẻ kinh nghiệm của Hungary về đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán. Theo đó, việc đào tạo và bồi dưỡng Thẩm phán do Học viện Tư pháp quốc gia đảm nhận, Học viện này chịu sự quản lý của Văn phòng Tòa án quốc gia. Thẩm phán được bổ nhiệm lần đầu tiên có nhiệm kỳ 3 năm. Công việc của Thẩm phán được đánh giá trước khi kết thúc nhiệm kỳ tạm thời này, nếu đạt yêu cầu sẽ  được bổ nhiệm đến tuổi nghỉ hưu là 70 tuổi. Sau 3 năm kể từ khi Thẩm phán được bổ nhiệm chính thức và sau đó được đánh giá 8 năm một lần và lần cuối cùng là 6 năm trước khi Thẩm phán đến tuổi nghỉ hưu. Ngoài ra, có thể có các đợt đánh giá đột xuất, nếu Thẩm phán bị đánh giá là không phù hợp với vị trí của mình thì sẽ bị miễn nhiệm theo quy định về quy trình miễn nhiệm. Ngoài ra, Đoàn đại biểu Tòa án Công lý Hungary cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm về quản lý Tòa án; lập và phân bổ ngân sách cho các Tòa án, xây dựng  trụ sở Tòa án; phân bổ chỉ tiêu biên chế cho từng Tòa án; công bố, thông báo tuyển dụng, quyết định phân bổ các vị trí công tác; thay thế, luân chuyển Thẩm phán giữa các Tòa án; đóng góp ý kiến về những dự thảo luật có liên quan đến Tòa án… Chánh án Darák Péter cam kết sẵn sàng hỗ trợ trong việc đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán cho Việt Nam.

Tăng cường hợp tác song phương giữa Tòa án hai nước

Về hợp tác trong thời gian tới, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình mong muốn TANDTC Việt Nam và Tòa án Công lý Hungary đẩy mạnh hợp tác song phương trong lĩnh vực đào tạo tư pháp; hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật thông qua việc xây dựng và áp dụng án lệ; mô hình quản lý hành chính tư pháp; kinh nghiệm xét xử… Các hoạt động hợp tác có thể dưới hình thức tăng cường trao đổi đoàn công tác để tìm hiểu những lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm; trao đổi văn bản pháp luật và tài liệu nghiên cứu; hỗ trợ đào tạo Thẩm phán. Đặc biệt Tòa án hai nước cần giúp nhau trong việc cùng tìm hiểu và phát triển các chuẩn mực pháp lý quốc tế, trao đổi thông tin về sự phát triển hệ thống tư pháp của mỗi nước. Khi thực hiện các hoạt động hợp tác này, Tòa án hai nước có thể đa dạng hóa các hình thức hợp tác bằng các chuyến làm việc, tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm, tổ chức các khóa đào tạo ở mỗi nước theo các chủ đề nhằm chia sẻ kinh nghiệm xét xử các vụ án hình sự, dân sự, thương mại quốc tế cũng như kinh nghiệm quản lý hệ thống Tòa án.

Kết thúc buổi làm việc, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình đánh giá cao chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu cấp cao Tòa án Công lý Cộng hòa Hungary, qua đó càng thắt chặt hơn mối quan hệ hợp tác giữa hai Nhà nước nói chung và Tòa án hai nước nói riêng. Với tinh thần đoàn kết, hữu nghị và cởi mở, buổi làm việc giữa TANDTC nước CHXHCN Việt Nam và Tòa án Công lý Cộng hòa Hungary đã thu được kết quả như mong đợi, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của mỗi quốc gia cũng như thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác truyền thống giữa hai dân tộc.

Sau buổi hội đàm, Đoàn đại biểu cấp cao Tòa án Công lý Hungary đã đến thăm và làm việc với Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Huy Du, Chánh tòa Tòa phúc thẩm cùng các cán bộ chủ chốt của đơn vị đã học hỏi kinh nghiệm Tòa án Công lý Hungary trong việc tổ chức bộ máy, nguyên tắc hoạt động, thẩm quyền xét xử của Tòa án phúc thẩm khu vực thuộc hệ thống Tòa án Hungary.

Cũng dịp này, Đoàn đại biểu cấp cao Tòa án Công lý Hungary đã đến thăm, làm việc với VKSNDTC và Bộ Tư pháp Việt Nam để tìm hiểu, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm sát tư pháp, xây dựng các văn bản pháp luật, sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam.

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường hợp tác song phương về tư pháp giữa To án hai nước Việt Nam - Hungari