Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) dự báo, tuy chưa thể khẳng định thị trường sẽ đạt được các kết quả rực rỡ trong năm 20 nhưng chắc chắn 20 sẽ xây “nền móng” cho chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản Việt Nam.
Sự lạc quan về thị trường bất động sản 20
Từ đầu năm 2023 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, các bộ, ngành đã làm việc với quyết tâm cao nhằm xây dựng, hoàn thiện hệ thống khung pháp lý, chính sách đối với các hoạt động kiểm soát, điều chỉnh, hỗ trợ thị trường bất động sản để đảm bảo tính đồng bộ, liên thông của hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, tín dụng và giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính.
Các chính sách được ban hành như: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đã được thông qua. Hiện nay, Chính phủ đang trình Quốc hội xem xét để thông qua tại kỳ họp Quốc hội thời gian tới dự án Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi). 5 Luật này khi có hiệu lực sẽ thực sự là bước thay đổi lớn tác động mạnh làm tăng nguồn cung cũng như điều tiết giá thị trường bất động sản phù hợp với người dân hơn.
“Về tổng thể, thị trường bất động sản hiện nay vẫn còn rất khó khăn, nhưng mức độ khó khăn có xu thế giảm dần theo thời gian, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, thể hiện rất rõ nét tại thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh”, ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đánh giá.
Căn cứ cho dự báo lạc quan này là kết quả ghi nhận các giao dịch trên thị trường trong năm 2023 đã có đà tăng liên tục về quy mô theo thời gian, đạt tổng 2.700 giao dịch trong quý 1/2023; 3.700 giao dịch trong quý 2/2023 và 6.000 giao dịch trong quý 3/2023.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước đến ngày 30/11/2023 cũng cho thấy, tín dụng đối với nền kinh tế đã đạt hơn 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,% so với cuối năm 2022. Hiện lãi suất huy động, cho vay đã giảm bình quân 2-3% so với cuối 2022 và dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Đặc biệt, độ ngấm và hiệu quả tháo gỡ về chính sách, cải thiện về môi trường pháp lý đang đậm nét dần sau 20 động thái liên tục được triển khai trong năm 2023, với hàng loạt dự án Luật đã được điều chỉnh và được Quốc hội thông qua.
“Một trong những vướng mắc nhất của thị trường hiện nay là tính pháp lý của các dự án, chiếm khoảng 70-80% khó khăn. Nếu giai đoạn 20-2025, các nút thắt trong việc phê duyệt các dự án ở các khu dân cư mới được giải quyết thì thị trường BĐS sẽ phục hồi”, TS Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh.
“Viên gạch đầu tiên” xây nền móng cho chu kỳ mới
Chia sẻ tại diễn đàn “Thị trường BĐS Việt Nam 20 - Vượt qua thách thức”, ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, thị trường bất động sản (BĐS) có vai trò quan trọng trong “hệ sinh thái” kinh tế và liên quan trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế.
Thị trường đang có nhiều yếu tố tác động tích cực, mang đến kỳ vọng ổn định. Đơn cử, việc Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua với nhiều quy định mới, đang được kỳ vọng tạo điều kiện để các chủ thể trên thị trường lấy lại niểm tin, chung tay thúc đẩy sự phục hồi, phát triển của thị trường BĐS.
“Dù còn nhiều khó khăn, nhưng thị trường BĐS đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất. Tuy chưa thể khẳng định thị trường sẽ đạt được các kết quả rực rỡ trong năm 20, nhưng những rào cản được tháo gỡ hiện nay chính là những viên gạch xây nền móng cho chu kỳ phát triển mới của thị trường.
VARS dự báo, nguồn cung BĐS nhà ở năm 20 sẽ có tần suất ra hàng đều đặn, liên tục hơn so với năm 2023, với tổng nguồn cung căn hộ chung cư trên toàn thị trường ước đạt khoảng trên 30.000 sản phẩm BĐS các loại”, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS nhấn mạnh.
Cùng với đó, những động thái, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường sẽ tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, qua đó sẽ giúp cải thiện nguồn cung nhà ở trên thị trường…
Riêng về sức cầu, Hội Môi giới BĐS Việt Nam - VARS kỳ vọng, năm 20 sẽ có khoảng 25.000 giao dịch, với tỷ lệ hấp thụ đạt 30 - 35%. Trong đó, nhu cầu mua ở thật sẽ chiếm tỷ trọng cao, khoảng trên 70% tổng lượng giao dịch. Về giá bán, VARS dự báo, mặt bằng giá trong năm 20 vẫn duy trì ở mức cao trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp, đặc biệt là tại các Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Để đón bắt chu kỳ phát triển mới, VARS khuyến nghị các doanh nghiệp BĐS cần tiếp tục tái cơ cấu sản phẩm, dồn trọng tâm vào các dự án khả thi, đáp ứng được cả nhu cầu và khả năng tài chính của đại đa số người dân. Doanh nghiệp cần hạn chế phát triển sản phẩm phục vụ đầu tư, ưu tiên phát triển sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực của người dân.
Ở góc độ cơ quan quản lý, Bộ Xây dựng sẽ tập trung ban hành các văn bản chính sách kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương cũng vào cuộc đồng bộ phát triển thị trường, coi đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng của ngành.
Bên cạnh đó, để các chính sách, giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thu được hiệu quả như mong đợi cũng cần có thời gian, sự vào cuộc, phối hợp đồng bộ, của các cấp, các ngành, sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Coi đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng cần tập trung giải quyết.