Trong những ngày đầu năm 20, xuất khẩu nông sản của Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng mạnh, liên tục đón tin mừng.
Tính riêng trong tháng 1/20, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt 5,14 tỷ USD, tăng 79,2% so với cùng kỳ năm trước.
Hầu hết các nhóm, ngành hàng đều tăng trưởng, kỳ vọng sự đột phá trong năm nay.
Trong tháng 1/20, Việt Nam đã có hàng loạt các đơn hàng xuất khẩu nông sản đến các thị trường lớn. Chẳng hạn như lô xoài tượng da xanh của huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và Australia.
Đánh giá về xuất khẩu nông sản trong tháng đầu năm, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, tháng 1-20, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đạt 5,14 tỷ USD, tăng 79,2% so với cùng kỳ năm trước và giá trị xuất khẩu nông sản cũng đều tăng. Trong đó, nông sản đạt 2,71 tỷ USD, tăng 93,8%; lâm sản 1,49 tỷ USD, tăng 72,5%; thủy sản 730 triệu USD, tăng 60,8%; chăn nuôi 36 triệu USD, tăng 3,5%...
Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 23% (tăng 106,9%). Tiếp đến là thị trường Hoa Kỳ chiếm 20,8% (tăng 95,9%) và Nhật Bản chiếm 7,4% (tăng 47,5%).
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, ngành Nông nghiệp đề ra mục tiêu, năm 20 xuất khẩu nông sản đạt khoảng 54-55 tỷ USD. Trong đó rau, quả, gạo, thủy sản, lâm sản là nhóm hàng chủ lực, kỳ vọng đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của toàn ngành.
Các chuyên gia cho rằng, ngành Nông nghiệp sẽ cán đích thành công, thậm chí vượt mục tiêu đề ra, bởi nhiều ngành hàng hứa hẹn có đột phá lớn.
Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyễn cho biết, năm 20, ngành hàng rau, quả của Việt Nam được dự báo tăng trưởng khoảng -20%, tiếp tục lập đỉnh mới, có thể vượt qua con số 6 tỷ USD, thậm chí tiến tới mốc 7 tỷ USD.
Hiện tại, Hiệp hội Rau quả Việt Nam đang phối hợp với Bộ NN&PTNT, các doanh nghiệp triển khai nhiều hoạt động để thúc đẩy sự phát triển của ngành rau, quả.
Ngành hàng thủy sản kỳ vọng đạt 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay, khi nhiều thị trường đang có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Ngoài ra, gạo, lâm sản, các sản phẩm đồ gỗ cũng được ngành Nông nghiệp kỳ vọng có một năm phục hồi, khởi sắc để đưa giá trị xuất khẩu của toàn ngành lên cao.
Thuận lợi khá lớn, song khó khăn, thách thức không phải là không có. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, việc chưa khai thác hết thế mạnh về chế biến sâu, gây dựng thương hiệu, cũng như các yêu cầu về chất lượng vẫn đang là rào cản đối với nông sản Việt Nam. Mặc dù thời gian qua nông sản Việt đã có sự chuyển biến về chất lượng, nhiều doanh nghiệp tuân thủ các quy định của phía nhập khẩu, song đây vẫn là thách thức lớn để bám trụ vững chắc, bền vững tại các thị trường nhập khẩu.
“Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và bám trụ vững chắc, bền vững tại các thị trường nhập khẩu, Bộ NN&PTNT sẽ cùng các doanh nghiệp giám sát, quản lý tốt quá trình sản xuất, cấp mã vùng, rà soát các tiêu chí, đáp ứng tiêu chuẩn từ nhiều thị trường lớn. Bộ cũng phân tích thị trường để có những chiến lược cụ thể cho từng thời điểm, từng ngành hàng, tạo đột phá về xuất khẩu nông sản.
Đồng thời, ngành Nông nghiệp sẽ bám sát các thị trường nhập khẩu lớn, như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và khai thác thêm các thị trường mới, tiềm năng, như các nước Hồi giáo, Trung Đông, châu Phi…”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.