Lực lượng Đặc nhiệm Ti chính quốc tế (FATF) ngy /2 thng báo đã đình chỉ tư cách thnh viên của Nga do nước ny triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
FATF là cơ quan liên chính phủ được thành lập vào tháng 7/1989 tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7) tổ chức tại Paris với nhiệm vụ thiết lập các tiêu chuẩn, phát triển và thúc đẩy các chính sách quốc gia và quốc tế nhằm chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.
Đây là lực lượng quốc tế quan trọng nhất về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Nga nói trên được đưa ra sau cuộc họp của FATF diễn ra trong 5 ngày tại thủ đô Paris (Pháp).
Nga bị đình chỉ tư cách thành viên Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính quốc tế
Thông báo của FATF cho biết, Nga vẫn phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo các tiêu chuẩn của tổ chức, cũng như tiếp tục tuân thủ các nghĩa vụ về tài chính của nước này.
FATF cũng quyết định bổ sung hai nước Nam Phi và Nigeria vào “danh sách xám” bao gồm những nước cần được tăng cường giám sát, cùng với các quốc gia như Syria, Haiti, Yemen và Mozambique trước đó. FATF đưa Campuchia và Maroc ra khỏi danh sách này.
Danh sách xám của FATF cảnh báo với các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà đầu tư toàn cầu rằng các quốc gia này không hoàn toàn tuân thủ các tiêu chuẩn chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
FAFT ghi nhận những tiến bộ Nam Phi đã đạt được trong nhiều hành động được khuyến nghị để cải thiện hệ thống, song tổ chức này rằng quốc gia miền Nam châu Phi này cần nỗ lực hơn nữa để tăng cường điều tra và truy tố tội rửa tiền, cũng như tịch thu tài sản do phạm tội mà có.
Trước quyết định của FAFT, Bộ Tài chính Nam Phi cho biết nước này sẽ làm việc để "giải quyết nhanh chóng và hiệu quả tất cả những thiếu sót còn tồn tại và tăng cường hiệu quả của cơ chế tài trợ chống rửa tiền và chống khủng bố".
Với việc bị liệt vào danh sách xám của FAFT, chi phí kinh doanh ở Nam Phi sẽ gia tăng do tăng số lượng công ty thẩm định phải thực hiện. Người dân tại Nam Phi cũng có thể thấy việc gửi tiền ra nước ngoài và giao dịch với các ngân hàng quốc tế trở nên khó khăn hơn.
Trong một diễn biến khác, ngày /2, Nhà Trắng thông báo từ ngày 10/3 tới, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế nhập khẩu 200% đối với nhôm và các sản phẩm từ nhôm của Nga.
Mỹ sẽ áp thuế 200% đối với nhôm nhập khẩu với mọi lượng nhôm sơ cấp được đúc tại Nga. Ảnh: Reuters
Cũng theo Nhà Trắng, từ ngày 10/4 tới, Mỹ sẽ áp thuế 200% đối với nhôm nhập khẩu với mọi lượng nhôm sơ cấp được đúc tại Nga.
Nga là nhà sản xuất nhôm lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc. Trong cơ cấu nhập khẩu nhôm của Mỹ, nhôm từ Nga chiếm khoảng 10%.
Năm 2018, Mỹ đã từng trừng phạt công ty nhôm Rusal của Nga. Trên thực tế, các lệnh trừng phạt năm 2018 đối với Rusal làm tê liệt các nhà máy luyện kim ở Mỹ và châu Âu.
Việc tăng thuế nhập khẩu khiến giá alumina (ôxít nhôm), một thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất kim loại, tăng 60%.