Báo Công lý phối hợp xây dựng, tổ chức “Phiên toà giả định” với mong muốn sẽ ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình để tiến tới xã hội văn minh. Không chỉ sống, làm việc theo Pháp luật, mà mỗi chúng ta còn luôn hướng tới những giá trị nhân văn tốt đẹp, xây dựng một xã hội văn minh, an toàn.
Sáng 23/5, tại Hội trường UBND thị trấn Phố Châu (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh), Ban Phụ nữ Quân đội, Cục Chính trị Quân khu 4, Báo Công lý - Toà án nhân dân tối cao phối hợp với Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh - Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh – Huyện Hương Sơn tổ chức Chương trình “Tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên Phụ nữ và vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở năm 20”.
Tham dự chương trình có các đồng chí: Đại tá Thái Đức Hạnh, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4, Trưởng ban Tổ chức Chương trình; Đại tá Nguyễn Thị Thanh, Phó trưởng ban Phụ nữ Quân đội; Đại tá Lê Nam Thành, Trưởng phòng Pháp luật hành chính, Vụ Pháp chế; Thường trực Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng; bà Tô Thị Lan Phương, Phó Tổng biên tập Báo Công lý – Tòa án nhân dân tối cao; Đại tá Mai Ngọc Việt, Phó chính uỷ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh; Nguyễn Thị Lệ Hà, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh;...
Ngoài ra còn có các đồng chí đại biểu của Ban Phụ nữ Quân đội, Vụ pháp chế Bộ Quốc phòng, Báo Công lý, các phòng Tuyên huấn, Dân vận, Bảo vệ an ninh, công tác quần chúng/Cục Chính trị Quân khu; Văn phòng Quân khu; Toà án QS Quân khu; Viện Kiểm sát QS Quân khu; nhà văn hoá Quân khu; đại biểu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh; Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh; đại biểu các phòng, ban, cơ quan chức năng, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Hương Sơn; đại biểu các xã thuộc huyện Hương Sơn; cán bộ, công chức, viên chức thị trấn Phố Châu; Đại biểu các đồn biên phòng trên địa bàn huyện Hương Sơn; Phóng viên truyền hình quốc phòng; Báo – truyền hình Quân khu 4; Truyền hình Hà Tĩnh, Báo Hà Tĩnh dự và đưa tin.
Đặc biệt, chương trình còn có sự góp mặt của hơn 300 cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân trên địa bàn thị trấn Phố Châu. Chương trình được phát trực tiếp trên các nền tảng số của Phụ nữ Quân đội, Quân khu 4, Báo Công lý, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh.
Thời gian qua, nhằm tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và Nhân dân. Đồng thời, giúp cán bộ, hội viên hiểu biết và chấp hành nghiêm pháp luật, có khả năng, kỹ năng tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật, Báo Công lý đã phối hợp với nhiều đơn vị liên quan xây dựng các bộ tài liệu “Mô hình phiên tòa giả định”, với mong muốn xây dựng một mô hình tuyền truyền, giáo dục và tìm hiểu pháp luật lý thú, hấp dẫn, có tính thực tiễn cao.
Chương trình “Mô hình phiên tòa giả định” đã được Báo Công lý và các cơ quan chức năng cụ thể hóa thành một Gameshow tương tác, với “đề bài” là một phóng sự tình huống được tái hiện từ một vụ án, vụ việc có thật.
Những người tham dự chương trình sẽ cùng nhau tương tác, trả lời các câu hỏi từ BTC liên quan đến tình huống vừa được xem qua “Phiên tòa giả định”. Song song với phần trả lời, sẽ có các “Ban Giám khảo” – là các đơn vị chuyên môn, chuyên trách, các chuyên gia pháp lý giải đáp, phân tích. Từ đó, trực tiếp tuyên truyền kiến thức pháp luật cho người chơi.
Tại chương trình ngày hôm nay, BTC đã xây dựng “Phiên tòa giả định” liên quan đến vụ án xảy ra trong một gia đình.
Tình huống trong “Phiên tòa giả định” cho thấy, từ những khúc mắc trong cuộc sống hôn nhân gia đình, Phạm Xuân V. đã có hành vi bạo hành người vợ của mình là chị Bùi Thị C, khiến người vợ phải cắt bỏ hoàn toàn thận bên phải do bị vỡ thận độ 4 và gây tổn thương cơ thể 45%. Phạm Văn V. sau đó đã bị khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử về tội “Cố ý gây thương tích” và phải lĩnh mức án 5 năm tù theo Điểm C, Khoản 3, Điều 134 Bộ luật Hình sự 20, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Tại chương trình, qua “Phiên tòa giả định”, BTC đã đặt rất nhiều câu hỏi liên quan đến tính chất, mức độ phạm tội, mức án phải chịu… Đặc biệt là tư vấn pháp lý, nâng cao nhận thức để người dân có thể “ứng biến” với những tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống hôn nhân hàng ngày, từ đó giảm thiểu thấp nhất những tổn hại có thể xảy ra cho mình và người thân.
Mỗi câu trả lời đều được các chuyên gia nhận xét và có giải đáp cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích để cho người dân nắm rõ hơn quy định của pháp luật, áp dụng được vào thực tiễn.
Cũng từ chương trình, mô hình “Phiên tòa giả định” đã phát huy được tính hiệu quả của mình khi người dân tích cực, hồ hởi tham gia, tương tác. Các nhận định của cá nhân được chuyên gia phân tích, đánh giá, bổ sung đầy đủ tính pháp lý. Những người chơi – cũng là những hội viên Hội phụ nữ trên địa bàn huyện không chỉ được trang bị thêm kiến thức cho mình, mà còn bổ sung thêm kiến thức pháp luật phong phú để tuyên truyền sâu rộng xuống từng địa bàn phụ trách.
Từ hiệu ứng tích cực tại chương trình, “Mô hình phiên tòa giả định” thực sự là cách làm sáng tạo, hiệu quả, sát với thực tế tại cơ sở, tạo được chuyển biến trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhiều tầng lớp Nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
Thông qua “Phiên tòa giả định” còn phát huy hiệu quả của hoạt động xét xử, góp phần hạn chế, ngăn ngừa được sự gia tăng của tội phạm.
Tại chương trình, để góp phần động viên, chia sẻ với hội viên phụ nữ thuộc đối tượng chính sách và gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Hương Sơn, Ban Tổ chức chương trình đã trao tặng 20 suất quà đến các chị. Ngoài ra BTC còn trao tặng sách về Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 cho nhiều tổ chức và cá nhân.
Đánh giá về chương trình, Đại tá Lê Nam Thành, Trưởng phòng Pháp luật hành chính, Vụ Pháp chế; Thường trực Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng, cho biết: “Mô hình phiên tòa giả định” đã đổi mới được hình thức tuyên truyền, mang đến sự phong phú từ “sân khấu hóa” để tác động đến trực quan người tham gia. Đặc biệt, “Phiên tòa giả định” đã tạo ra không khí tương tác gần gũi, cởi mở giữa cơ quan chức năng và người dân. Mọi thắc mắc của người dân được các chuyên gia pháp lý tư vấn, giải đáp kịp thời đã tác động mạnh mẽ đến ý thức người dân. Chương trình đã thu hút rất đông người dân tham gia, tạo ra một hình thức mới phù hợp với thực tiễn, từ “Phiên tòa giả định” đã đưa được hình ảnh diễn biến từ quá trình, nguyên nhân phạm tội, đến xét xử…, bà con Nhân dân được xem một cách sinh động”
Qua chương trình, BTC mong rằng sẽ tạo hiệu ứng lan toả rộng rãi để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trở thành hoạt động thường xuyên của mọi cấp, mọi ngành; của cả hệ thống chính trị và của từng tập thể, cá nhân với ý thức tự giác cao và tinh thần thượng tôn pháp luật.