Sau hơn 4 tháng im ắng không phát sinh giao dịch, Ngân hàng Nhà nước bất ngờ mở lại kênh đấu thầu tín phiếu, hút gần .000 tỷ đồng ra khỏi hệ thống.
Cụ thể, NHNN đã chào thầu tín phiếu kỳ hạn 28 ngày với 14.999,8 tỷ đồng trúng thầu, lãi suất ở mức 1,4%/năm.
Đây là động thái hiếm hoi của NHNN thực hiện trên thị trường mở trong năm 20. Kể từ đầu năm, NHNN chỉ mới thực hiện hai lần giao dịch qua kênh này qua hình thức mua kỳ hạn với tổng số tiền là gần 6.000 tỷ đồng (trong hai ngày 20 - 21/2).
Động thái hút ròng của NHNN có thể phản ánh tình trạng dư thừa thanh khoản hệ thống. Trước đó, lãi suất liên ngân hàng đã có xu hướng giảm mạnh ngay sau Tết nguyên đán.
Theo dữ liệu từ NHNN, trong phiên 11/3, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã giảm về ở mức 1,17%/năm, giảm mạnh so với mức đỉnh đạt được trong ngày 21/2 (4.14%) tiến gần về mặt bằng thấp được duy trì trong thời gian dài trong giai đoạn dư thừa thanh khoản trước đó (khoảng 0,14- 0,%/năm).
Trạng thái này phù hợp với những gì được đại diện NHNN và nhiều chuyên gia nhận định khi tín dụng hai tháng đầu năm suy giảm so với cuối năm trước mặc dù thanh khoản dồi dào.
Theo số liệu từ NHNN được công ty chứng khoán ghi lại, tính đến hết 16/2, tăng trưởng tín dụng âm 1%. Đây cũng là lần thứ ba tín dụng tăng trưởng âm trong hai tháng đầu năm nay, trước đó tăng trưởng tín dụng âm chỉ xuất hiện trong các năm 2014, 2018 và 20.
Cùng với đó, việc hút ròng qua tín phiếu cũng xảy ra trong bối cảnh tỷ giá tăng nóng từ đầu năm. Tỷ giá trong nước duy trì xu hướng tăng kể từ tháng 11/2023 và đặc biệt tăng mạnh kể từ ngày 14/2.
Tỷ giá liên ngân hàng đã tạo mức đỉnh lịch sử mới và hiện đang giao dịch tại .702 VND/USD, tăng 1,6% kể từ đầu năm. Tỷ giá tại thị trường tự do và tỷ giá trung tâm giảm đồng loạt và đang giao dịch lần lượt ở mức 25.350 VND/USD và .012 VND/USD, lần lượt tăng 2,4% và 0,5% kể từ đầu năm.
Ba nguyên nhân được nhiều chuyên gia lý giải cho đợt tăng nóng tỷ giá này là sức ép khi Fed cho thấy dấu hiệu sẽ không hạ lãi suất sớm khiến cho việc chênh lệch lãi suất giữa USD-VND sẽ bị kéo dài;xuất nhập khẩu cải thiện khiến nhu cầu ngoại tệ tăng và áp lực từ thị trường vàng.
Trước đó, trong bối cảnh tương tự vào tháng 9/2023, NHNN đã có động thái hút ròng 9.995 tỷ đồng khỏi hệ thống thông qua kênh tín phiếu sau tuần "im ắng". Động thái này được kỳ vọng sẽ giúp giảm bớt phần nào áp lực lên tỷ giá đang tăng mạnh thời điểm đó.
Thống kê từ ngày 21/9 – 8/11, NHNN đã phát hành tổng cộng 360.345 tỷ đồng tín phiếu, kỳ hạn 28 ngày. NHNN dừng phát hành tín phiếu từ phiên 9/11/2023 khi tỷ giá bắt đầu hạ nhiệt.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia phân tích ở thời điểm đó, động thái bán tín phiếu của NHNN là hoạt động thông thường của các ngân hàng trung ương và không đồng nghĩa với việc đảo chiều chính sách tiền tệ. Mục đích chính của NHNN là hút bớt thanh khoản trên thị trường 2 để giảm áp lực đầu cơ tỷ giá ngắn hạn.
Chuyên gia của SSI cho rằng việc thực hiện nghiệp vụ phát hành tín phiếu này còn có thể được coi là tích cực, thay vì NHNN lựa chọn phương án bán ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối.