Chiến lược Phát triển bưu chính đến năm 2025 v định hướng đến năm 2030 đã xác định đẩy mạnh phát triển lĩnh vực thương mại điện tử v logistics với quy m thị trường lên đến 70 - 80 tỷ USD vo năm 2025.
Năm 2021 đã chứng kiến cuộc bùng nổ logistics cho thương mại điện tử khi thị trường Việt Nam tăng trưởng đến 16%, đạt mốc 14 tỷ USD. Dự báo, năm 2025, quy mô thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 52 tỷ USD. Đó là cơ hội để các đơn vị như Vietnam Post, Viettel Post bứt phá vươn lên.
Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận xét, với số lượng đơn hàng đặt qua mạng quá lớn, chủng loại mặt hàng đa dạng, địa chỉ giao hàng ở khắp các địa phương, nếu không ứng dụng công nghệ, các doanh nghiệp logistics cho thương mại điện tử sẽ không thể đáp ứng được tốc độ giao hàng.
“Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử trong thời gian tới, các doanh nghiệp logistics nên có sự liên kết, chia sẻ một số nguồn lực dùng chung để phát huy tối đa hiệu quả đầu tư hạ tầng”, ông Hải khuyến nghị.
Bà Nguyễn Vũ Hồng Thanh, Vụ trưởng Vụ Bưu chính (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, bưu chính đang nổi lên là ngành hậu cần cho sự phát triển kinh tế - xã hội, có nhiều cơ hội để phát triển bứt phá, trở thành hạ tầng của nền kinh tế số. Khi các mô hình kinh doanh nền tảng chia sẻ, các mô hình kinh doanh thương mại điện tử và bán lẻ thế hệ mới bùng nổ sẽ cần đến một hạ tầng chuyển phát rộng khắp để đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng.
“Đây là lợi thế không phải lĩnh vực nào cũng có được. Thời gian tới, khi các thiết bị thông minh được phổ cập, hạ tầng bưu chính cần trở thành cầu nối hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho hoạt động thương mại điện tử, đặc biệt ở địa bàn nông thôn”, bà Thanh nói.
Còn theo ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chiến lược Phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đã xác định đẩy mạnh phát triển lĩnh vực thương mại điện tử và logistics với quy mô thị trường lên đến 70 - 80 tỷ USD vào năm 2025 và chuyển đổi ngành bưu chính từ dịch vụ bưu chính truyền thống sang dịch vụ bưu chính số.
Theo đó, bưu chính là hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử. Bưu chính sẽ chuyển dịch sang thương mại điện tử và logistics.
Có thể thấy, các doanh nghiệp bưu chính đang đứng trước một cơ hội rất lớn để chiếm lĩnh thị trường hàng chục tỷ USD trong tương lai gần.