“Chúng ti lun thấu hiểu, sự thnh cng của một doanh nghiệp khng chỉ đơn giản l những con số khủng về doanh thu, tốc độ tăng trưởng vượt trội m cn l những giá trị, lợi ích bền vững m doanh nghiệp đ xây dựng, mang đến cho cộng đồng. Trong đ, cam kết gìn giữ bảo vệ mi trường lun l yếu tố then chốt trong suốt quá trình phát triển”. Đ l chia sẻ của ng Nguyễn Đức Hữu, Giám đốc Ban quản lý Nh máy Bột – Giấy VNT19 về định hướng đầu tư v phát triển xanh gắn liền với bảo vệ mi trường.
Phát triển bền vững là mục tiêu mang tính sống còn
Ông Nguyễn Đức Hữu - Giám đốc Ban quản lý Nhà máy Bột – Giấy VNT19 cho biết: “Con đường để Công ty phát triển sản xuất kinh doanh bền vững đòi hỏi phải làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Nếu chỉ tập trung vào con số, lợi nhuận, tính toán lợi ích ngắn hạn mà xem nhẹ yếu tố môi trường thì doanh nghiệp khó đi được đường dài. Đối với Nhà máy Bột – Giấy VNT19, lãnh đạo Công ty luôn xác định kế hoạch phát triển hài hòa giữa sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường. Đây được xem là yếu tố mang tính sống còn, được chủ đầu tư chú trọng từ giai đoạn lập dự án đến việc đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại, đồng bộ; đồng thời, giám sát chặt chẽ quá trình vận hành, sản xuất nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường”.
Nhà máy điện gồm hai tổ máy phát tuabin hơi có tổng công suất 54MW
Theo đó, Nhà máy Bột - Giấy VNT19 đang sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất bột giấy phổ biến nhất hiện nay trên thế giới, các thiết bị chính và phụ trợ hoạt động, giám sát, điều khiển, bảo vệ được tự động hóa hoàn toàn, có độ chính xác và tin cậy cao, hầu hết các thiết bị này đều có xuất xứ từ Châu Âu.
Cụ thể hơn, Nhà máy Bột - Giấy VNT19 hiện đang sử dụng công nghệ nấu bột liên tục đẳng nhiệt (Isothermal cooking-ITC), hệ thống thu hồi hóa chất khép kín và hệ thống tẩy trắng bột giấy với công nghệ tẩy ECF tiên tiến, phổ biến nhất hiện nay. Quy trình này không sử dụng nguyên tố Clo để tẩy trắng, có chi phí vận hành thấp, bột có chất lượng cao hơn trong khi mức độ ô nhiễm môi trường thấp hơn, rất thân thiện với môi trường.
Nồi nấu bột đẳng nhiệt liên tục cao 70m
Để hạn chế nguồn phát nước thải, nước rửa bột giai đoạn sau được tận dụng tối đa làm nước rửa bột cho giai đoạn trước. Giải pháp kỹ thuật này đã được tính toán thiết kế và tối ưu trong quá trình thiết kế. Toàn bộ dịch đen loãng được thu hồi trong một vòng tuần hoàn khép kín, cô đặc để làm nhiên liệu cho lò hơi thu hồi sinh hơi nước để phát điện cho nhà máy công suất 54 MW, đồng thời tiết giảm nguồn phát thải, hạn chế tác động đến môi trường.
Ngoài ra, toàn bộ nhu cầu hơi và điện năng cấp cho sản xuất của nhà máy sẽ do hệ thống lò hơi thu hồi, lò hơi đốt than tầng sôi và tuabin phát điện của phân xưởng động lực đảm nhiệm. Lượng điện dư thừa hoặc thiếu hụt sẽ được bán hoặc mua từ điện lưới quốc gia.
Hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn an toàn
Để bảo đảm nước thải sau khi xử lý luôn ổn định, đạt chất lượng khi xả thải ra môi trường, chủ đầu tư nhà máy Bột – Giấy VNT19 đã ký hợp đồng với Công ty Aquaflow (AQF) đến từ Phần Lan cho hạng mục thiết kế, cung cấp thiết bị, giám sát lắp đặt, chạy thử và chuyển giao đảm bảo nước thải sau xử lý đạt các tiêu chuẩn theo quy định.
Kho chứa dăm nguyên liệu có sức chứa 20 ngày vận hành 100% công suất
Được biết Công ty Aquaflow là nhà thầu có kinh nghiệm và uy tín nhất về xử lý nước thải trong ngành công nghiệp sản xuất bột giấy với việc thiết kế Phân xưởng xử lý nước thải cho gần 200 nhà máy sản xuất bột/giấy trên toàn thế giới.
Phân xưởng xử lý nước thải tập trung có tổng công suất là 50.000 m3/ngày đêm. Công nghệ xử lý nước thải được lựa chọn là công nghệ sinh học kết hợp hóa lý bao gồm sử dụng lắng trọng lực tách chất rắn lơ lửng, vi sinh hiếu khí cho xử lý BOD, COD, hóa lý xử lý độ màu kết hợp tuyển nổi xử lý chất rắn lơ lửng còn lại trong nước thải. Đây là sơ đồ công nghệ xử lý tiêu chuẩn ở tất cả các nhà máy sản xuất bột giấy trên thế giới.
Trước đó, tại buổi tư vấn, phản biện hệ thống xử lý nước thải, tuyến đường ống xả thải của Dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19 diễn ra tại Hội trường UBND huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với UBND huyện Bình Sơn tổ chức ngày 6/4/2022, các nhà khoa học, các chuyên gia, chính quyền địa phương đã xem xét công nghệ, thiết kế phân xưởng xử lý nước thải và tuyến đường ống xả thải ra biển của nhà máy. Sau buổi phản biện, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi đã gửi văn bản báo cáo lên UBND tỉnh Quảng Ngãi đánh giá cao Chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các hạng mục môi trường.
Điểm nổi bật của hạng mục công trình bảo vệ môi trường của Dự án đó là Công ty đã tiếp thu và mạnh tay đầu tư bổ sung phương pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố bao gồm các hệ thống liên hồ chứa đảm bảo luôn an toàn cho môi trường khi nhà máy vận hành.
Như vậy, với kỹ thuật, công nghệ Châu Âu được sử dụng, đầu tư bổ sung biện pháp phòng ngừa và cam kết của chủ đầu tư, cùng với sự giám sát của cơ quan chức năng cũng như người dân, thì phương án xả thải của nhà máy ra vịnh Việt Thanh là khả thi và an toàn cho môi trường.