Nh nước khng chi phối thang bảng lương, m để doanh nghiệp quyết định

Nhm PV| 11/11/2021 11:04
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh v Xã hội Đo Ngọc Dung cho biết nội dung trên tại phiên chất vấn đầu giờ sáng nay (11/11).

202111110910562767_bmh_5731.jpg

Nhà nước không quyết định chi phối thang bảng lương nữa

Trả lời ý kiến của đại biểu Nguyễn Duy Minh, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đáng ra cả nước đã thực hiện cải cách chính sách tiền lương ở khu vực doanh nghiệp nhưng vì tình hình khó khăn chung, việc này được lùi lại. Tới đây Nhà nước không quyết định chi phối thang bảng lương nữa mà để doanh nghiệp quyết định, chỉ can thiệp vấn đề sàn lương tối thiểu.

Người lao động có quyền quyết định chấp nhận hay không. Lương sẽ dựa trên năng suất lao động, giá cả, khả năng chi trả của doanh nghiệp và bài toán hài hoà lợi ích. Các bên thỏa thuận về lương cũng được quy định rõ, trong có có cả đại diện của giới chủ và người lao động, Bộ trưởng cho biết.

Đại biểu Phạm Văn Hoà tranh luận lại, với những đối tượng cần hỗ trợ, việc ủng hộ chưa tới, Bộ trưởng đã hứa thì cần quan tâm vì người lao động rất trông chờ.

202111101833395745_dsc_2603.jpg
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung.

Đại biểu cũng đề cập thêm vấn đề sản xuất “3 tại chỗ”, “một cung đường hai điểm đến”, khiến doanh nghiệp rất khó khăn vì chi phí nhưng vẫn phải duy trì, nếu không lao động mất việc, mất đường sống. Với trách nhiệm của mình, Bộ trưởng có ý kiến gì không?

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết Bộ Lao động đã tham mưu và tới đây Thủ tướng sẽ quyết định về một văn bản mới tiếp tục điều chỉnh chính sách để hỗ trợ toàn diện người lao động, người sử dụng lao động.

Theo Bộ trưởng, trong các chính sách của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp có 5 vấn đề, quan trọng nhất là vai trò “bà đỡ” của thị trường lao động. Vì tính an toàn của Quỹ đảm bảo được, trong bối cảnh người lao động bị ảnh hưởng nặng nề thì việc dùng một phần Quỹ để hỗ trợ người đóng bảo hiểm là hoàn toàn xác đáng. Việc này đúng luật vì quy định là việc quyết định chính sách là thuộc Quốc hội nhưng trong thời điểm Quốc hội không họp thì UBTVQH quyết định vấn đề này, Bộ trưởng cũng khẳng định.

Liên quan đến đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động với việc miễn đóng bảo hiểm, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay, đã bàn với Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, nguyên tắc được thống nhất là các chính sách phải đặt trong bối cảnh chung, tương quan với các chính sách khác. Thực tế, trong gói 38.000 tỷ, các doanh nghiệp cũng đã được giảm 8.000 tỷ tiền đóng quỹ, nếu có áp dụng thêm như Tổng Liên đoàn đề xuất thì cũng chỉ giảm thêm được ít. Thời gian qua, Tổng Liên đoàn cũng đã áp dụng nhiều chính sách với tổng số nguồn lực 10.000 tỷ đồng.

"Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cần đảm bảo sự an toàn cho 5 năm tới… Quan điểm đưa ra dựa trên quá trình làm việc rất thận trọng, không phải vì vấn đề quyền anh, quyền tôi đâu, báo cáo đại biểu như vậy", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Hướng hỗ trợ để lao động trở lại làm việc

Phát biểu 10 phút trong phiên chất vấn Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: Bộ trưởng Lao động đã giải đáp khá toàn diện các vấn đề, nên ông chỉ tập trung vào vấn đề giải quyết chính sách với người lao động từ thành phố về quê.

202111110910563393_pho-thu-tuong-chinh-phu-vu-duc-dam-2-.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.

Theo Phó Thủ tướng, có rất nhiều vấn đề bộc lộ thông qua làn sóng người dân hồi hương này, như vấn đề nhà ở của công nhân, người lao động nhập cư; vấn đề đào tạo nghề… cần các địa phương quan tâm nhất là giải quyết ngay lúc này. Đó là số lượng 1,3 triệu người dịch chuyển từ thành phố về quê cần xem xét nằm ở khu vực nào. Người lao động có hợp đồng lao động, làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thì hầu hết vẫn được trả một phần lương khi nghỉ dịch nên việc trở lại tương đối tốt. Đối tượng lao động không dài hạn, làm việc ở công trình nhỏ không biết bao giờ quay trở lại.

Phó Thủ tướng cũng nhận định, số lao động tự do, như ở TPHCM rất lớn, hầu hết không có hợp đồng, tự vào làm việc và đối tượng đi theo như người trông con, cháu… cũng khó nắm bắt. Phó Thủ tướng khẳng định, có 2 vấn đề lớn: Phải kiểm soát dịch cho tốt vì vấn đề người lao động sợ nhất là quay lại rồi lại dịch, lại phải tìm cách đối phó, trở về nhà. Thực tế qua đợt dịch thấy đời sống những người kẹt lại rất khổ.

Việc phòng chống dịch sao cho hiệu quả, nhất là vấn đề xét nghiệm, để không phải là gánh nặng với doanh nghiệp, người lao động. Doanh nghiệp cũng phải làm mọi việc một cách thực chất, không chỉ là hình thức.

Phó Thủ tướng cũng đề cập các biện pháp như chủ động lo vaccine phòng bệnh cho người lao động, bố trí đón người lao động trở lại. Các nước cũng đang trong tình trạng như Việt Nam, Singapore, Malaysia thiếu tới gần 1 triệu lao động, còn phải tính mở cửa đón lao động nước ngoài vào. Nước nào cũng có những gói hỗ trợ lớn để hỗ trợ người lao động trở lại. Việt Nam cũng cần phải có những tính toán căn cơ”, Phó Thủ tướng nói.

Chốt lại phiên chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đã có 32 đại biểu chất vấn Bộ trưởng, một đại biểu tranh luận. Phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, người trả lời thể hiện trách nhiệm cao với người dân, cử tri cả nước.

202111110910563080_chu-tich-quoc-hoi-vuong-dinh-hue-2-.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trong nhiệm kỳ thứ hai đã nắm chắc vấn đề, trả lời thẳng thắn, không né tránh các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của ngành. Các đại biểu nêu câu hỏi chất vấn sắc sảo, nhiều “nhiệt lượng”.

Qua chất vấn đã làm rõ nhiều vấn đề đạo biểu nêu. Về vấn đề chính sách hỗ trợ với người lao động rời thành phố về quê; các gói chính sách khắc phục hậu quả đại dịch; kiểm soát hoạt động huy động từ thiện, ngăn chặn trục lợi chính sách; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước với công tác thiện nguyện, làm rõ những vụ việc có dư luận; tăng cường công tác bảo trợ trẻ em, nhất là trẻ em bị mồ côi trong đại dịch; chính sách tiền lương với những đối tượng hưởng lương thấp, nghỉ hưu trước 1995;…Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ LĐTBXH lưu ý và thực hiện tốt.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, lãnh đạo đảng và Nhà nước đã có chủ trương giao MTTQ Việt Nam phối hợp với TPHCM tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong trong đại dịch tại TPHCM và các tỉnh phía Nam theo hình thức trực tuyến. Quốc hội giao Chính phủ, trực tiếp là Bộ LĐ-TB&XH phối hợp tổ chức buổi lễ này một cách ý nghĩa, an toàn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nh nước khng chi phối thang bảng lương, m để doanh nghiệp quyết định