Quy chế phối hợp đấu tranh phng, chống bun lậu giữa các cơ quan

PV| 11/05/2016 09:04
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Quy chế về trách nhiệm v quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nh nước trong cng tác đấu tranh phng, chống bun lậu, gian lận thương mại v hng giả vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hnh.

Quy chế này quy định trách nhiệm theo lĩnh vực, địa bàn và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Trong đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và phân công trách nhiệm trong Quy chế này chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực Bộ, ngành mình quản lý theo nguyên tắc bảo đảm đúng quy định của pháp luật hiện hành về chức năng, nhiệm vụ đối với công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Bên cạnh đó, mỗi địa bàn, lĩnh vực do một cơ quan chịu trách nhiệm chính, chủ trì và tổ chức phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; các cơ quan khác có trách nhiệm phối hợp, tham gia với lực lượng chủ trì theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. Trường hợp phát hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả trên địa bàn hoặc lĩnh vực cơ quan khác chủ trì thì cơ quan phát hiện thông báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm chủ trì xử lý để phối hợp hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chức năng nhiệm vụ được phân công.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chỉ đạo và tổ chức công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, địa phương mình trực tiếp quản lý. Trưởng Ban Chỉ đạo 389 địa phương giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn.

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia giao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng chức năng thuộc thẩm quyền chủ động tổ chức việc phối hợp hoạt động, trong đó có phân định cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo từng chuyên đề, lĩnh vực và địa bàn cụ thể, chịu trách nhiệm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Đảm bảo hỗ trợ lẫn nhau, tránh sơ hở, chồng chéo

Về quan hệ phối hợp hoạt động, quan hệ phối hợp hoạt động đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giữa các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tuân thủ đúng pháp luật, đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; đảm bảo hỗ trợ lẫn nhau, tránh sơ hở, chồng chéo trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

Quan hệ phối hợp hoạt động được thực hiện theo nguyên tắc kịp thời, hiệu quả; quá trình phối hợp không gây khó khăn, phiền hà hoặc kéo dài thời gian trong kiểm tra, xử lý hàng hoá buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; việc trao đổi thông tin tội phạm, điều tra, thực hiện các biện pháp công tác nghiệp vụ phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phải bảo đảm quy định về chế độ bảo mật.

Quy chế nêu rõ, người đứng đầu Bộ, ngành, địa phương nếu để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả kéo dài hoặc nghiêm trọng thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý thì phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quy chế phối hợp đấu tranh phng, chống bun lậu giữa các cơ quan