Theo Sở Cng Thương H Nội, dự báo dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, nhu cầu mua sắm hng ha của người dân sẽ tăng từ 3 - 20% theo từng nhm hng.
Những ngày cận Tết Nguyên đán, việc mua sắm Tết của người dân đã bắt đầu nhộn nhịp.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, dự báo dịp Tết Nhâm Dần, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân Hà Nội sẽ tăng từ 3 - 20% theo từng nhóm hàng. Hiện Hà Nội mới tự sản xuất, cung ứng được 30 - 65% nhu cầu nông sản cho người dân Thủ đô.
Nhằm hỗ trợ các tỉnh, thành tiêu thụ, cung ứng hàng hóa cho TP. Hà Nội trong năm 2022 và Tết Nhâm Dần, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 261/KH-UBND tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP. Hà Nội và các tỉnh, thành trong lĩnh vực công thương năm 2022. Qua đó tạo điều kiện cho các tỉnh, thành đưa nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP, về thị trường Hà Nội tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô.
Đã có 44 đơn vị sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã TP. Hà Nội đăng ký tham gia chương trình với tổng lượng hàng hóa các doanh nghiệp đăng ký thực hiện 18.000 tỷ đồng (kế hoạch 5.600 tỷ đồng); đưa hàng hóa bình ổn tới hơn 20.000 điểm bán (123 siêu thị, 6.800 cửa hàng tiện lợi, 13.000 cửa hàng chuyên doanh, 1.900 điểm bán hàng tại các chợ truyền thống, 500 bếp ăn tập thể).
Tại các siêu thị, trung tâm thương mại, các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu sắm Tết đã đầy ắp các giá kệ. Những hàng hóa thiết yếu, đặc trưng của ngày Tết như: bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo, khay mứt… được trưng bày nổi bật ngay lối vào siêu thị cùng với những cành mai, cành đào được tô điểm thêm vào các gian hàng.
Về mặt bằng giá, các doanh nghiệp tham gia chương bình ổn trên địa bàn thành phố đã cam kết giữ giá bán hàng hóa tiêu dùng thiết yêu ổn định trước, trong và sau Tết Nguyên đán, qua đó làm giảm nhịp sự tăng giá của thị trường.