Nỗ lực gỡ "thẻ vng": Cn 7 địa phương c tu cá của ngư dân vi phạm, bị nước ngoi bắt giữ

Ngọc Mai| 06/11/2019 16:16
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ph Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho biết nội dung trên v thng tin, đon cng tác của Uỷ ban châu Âu EC sẽ trở lại Việt Nam để kiểm tra, xem xét c gỡ “thẻ vng” cho Việt Nam hoặc nâng mức cảnh báo “thẻ đỏ”.

Nỗ lực gỡ

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng thông tin thêm về việc tháo gỡ "thẻ vàng" tại phiên trả lời chất vấn Quốc hội chiều ngày 6/11

Tại phiên chất vấn, trả lời chất vấn sáng và đầu giờ chiều nay (6/11) đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn về biện pháp tháo gỡ thẻ vàng EC đối với nuôi trồng thủy sản

Đại biểu Quốc hội Thái Trường Giang (Cà Mau), đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà cùng chất vấn Bộ trưởng và Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng về tình trạng đánh bắt cá trái phép ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của ngành thủy sản và tiếp tục có nguy cơ cao bị Ủy ban châu Âu trừng phạt thương mại. 

Đại biểu Thái Trường Giang đặt vấn đề "Giả sử sắp tới Việt Nam không được gỡ bỏ thẻ vàng thì trách nhiệm của Bộ trưởng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?".

Về vấn đề "thẻ vàng EU", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, đây là luật cấm hành vi khai thác trái phép, khai thác không khai báo và khai báo không chính xác. Hiện nay, Việt Nam bị rút thẻ vàng, theo đó thủy hải sản xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm tra xác xuất.

Trước đây, Việt Nam đã có những sai phạm về đánh bắt và khai báo sai, do đó ngày 23/10/2017, EU rút thẻ vàng IUU. Từ đó đến nay, chúng ta đã có nhiều động thái tích cực để khắc phục như đưa ra các văn bản, quy định theo khuyến nghị của EU. Đây là vấn đề không chỉ phù hợp với EU mà còn có lợi cho Việt Nam khi đưa từ khai thác tự phát sang khai thác bền vững.

Sau 2 năm, EU công nhận khuôn khổ pháp lý của Việt Nam đã tiệm cận và không có vi phạm ở các quốc đảo trên Thái Bình Dương, tuy nhiên vẫn còn một số vi phạm ở vùng biển phía Nam.

Bộ trưởng bày tỏ mong muốn các địa phương phải quyết liệt, các doanh nghiệp cũng phải quan tâm hơn và cả bà con ngư dân cũng phải thực hiện đúng quy định vì danh dự của Việt Nam, để có thể thu hồi được thẻ vàng của EU, hãy chung tay tái cơ cấu ngành hải sản theo hướng bền vững.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, sẽ tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ thẻ vàng. “Hiện nay, chúng ta đang triển khai. Đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm trưởng ban, chúng ta tập trung tổng hợp các biện pháp kể cả quản lý nhà nước, các thành phần kinh tế, sự tham gia của cả ngư dân, cố gắng mục tiêu cao nhất không chỉ tháo gỡ thẻ vàng mà còn vì khai thác cá bền vững của nước ta”, Bộ trưởng nói.

Thông tin thêm về vấn đề này tại phiên chất vấn chiều 6/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng nêu rõ, Sau khi Ủy ban châu Âu EC cảnh báo “thẻ vàng” với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo với các Bộ, ngành, và 28 địa phương ven biển để triển khai các giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng vi phạm của tàu cá và ngư dân Việt Nam.

Tuy nhiên tình trạng đánh bắt cá trái phép vẫn chưa chấm dứt. Hiện tại, còn 7 địa phương có tàu cá của ngư dân vi phạm, bị nước ngoài bắt giữ, xử lý.

Phó Thủ tướng  cho biết, tuần sau, đoàn công tác của Uỷ ban châu Âu EC sẽ trở lại Việt Nam để kiểm tra, xem xét có gỡ “thẻ vàng” cho Việt Nam hoặc nâng mức cảnh báo “thẻ đỏ”. Nếu không được gỡ thẻ vàng, thậm chí bị nâng mức cảnh báo “thẻ đỏ” sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển của ngành thủy sản và nền kinh tế của Việt Nam và đời sống người dân.

Do đó, ngoài những giải pháp dài hạn để phát triển ngành thủy sản Việt Nam thời gian tới, Phó Thủ tướng cũng đề nghị các ĐBQH tại các địa phương đặc biệt là 28 tỉnh, thành phố ven biển hỗ trợ giúp đỡ trong công tác tuyên truyền, vận động, giám sát ngư dân, cùng với lãnh đạo các địa phương triển khai tốt các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các khuyến nghị của EC, sớm gỡ thẻ vàng cho thuỷ sản Việt Nam, để từ đó góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu cho thuỷ sản Việt Nam.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, nếu không khắc phục được tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thì Việt Nam có thể sẽ bị áp dụng biện pháp “thẻ đỏ”.

Trường hợp bị áp dụng biện pháp “thẻ đỏ” thì tất cả sản phẩm thủy sản từ khai thác của Việt Nam sẽ bị cấm xuất khẩu vào thị trường châu Âu (EU). Nghiêm trọng hơn, EU là thị trường tín chỉ nên các thị trường khác có thể sẽ áp dụng biện pháp tương tự với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Vì vậy, thời gian qua, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã vào cuộc để gỡ “thẻ vàng”. Nhờ vậy, đến nay đã có chuyến biến rõ rệt như cơ bản chấm dứt được tình trạng tàu cá và ngư dân của Việt Nam vi phạm vùng biển của các nước quốc đảo Thái Bình Dương; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, trước hết cho nhóm tàu có chiều từ mét trở lên.

“Hiện đã công bố danh sách cảng cá chỉ định đủ điều kiện chứng nhận, xác nhận nguồn gốc thủy sản; một số cảng cá đã thực hiện tốt công tác truy xuất nguồn gốc, kiểm soát tàu cá ra vào cảng và sản lượng thủy sản qua cảng theo quy định”, báo cáo của Bộ NN&PTNT gửi đại biểu nội dung chất vấn.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như tàu cá vẫn sử dụng công cụ cấm, hoạt động sai vùng (đặc biệt là vùng biển ven bờ hoặc vùng biển nước ngoài); lao động trình độ thấp, chưa được đào tạo nhiều nên khó tiếp thu việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào thực tiễn…

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nỗ lực gỡ "thẻ vng": Cn 7 địa phương c tu cá của ngư dân vi phạm, bị nước ngoi bắt giữ