Sáng nay (7/9), TAND TP H Nội đã mở phiên ta xét xử sơ thẩm đối với 29 bị cáo trong vụ án xảy ra tại xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, TP H Nội). Đây l vụ án được dư luận xã hội quan tâm, theo di.
HĐXX trong vụ án gồm 5 người, do Thẩm phán Trương Việt Toàn, Phó Chánh Tòa Hình sự, TAND TP Hà Nội làm chủ tọa.
Hội đồng xét xử vụ án
Tại phiên toà xét xử có hơn 30 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo trong vụ án này. Trong đó, có luật sư do bị cáo, gia đình bị cáo mời; 18 luật sư còn lại do Tòa án chỉ định bào chữa đối với những bị cáo bị VKS truy tố về tội “Giết người” (có mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình), thuộc diện phải có người bào chữa nhưng bị cáo không mời luật sư.
Việc chỉ định luật sư thực hiện theo quy định tại Điều 76 - BLHS năm 20 (về chỉ định người bào chữa), nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các bị cáo tại phiên tòa, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật tố tụng hình sự nước ta.
Tại phiên toà xét xử sáng nay, phần lớn HĐXX làm thủ tục và kiểm tra căn cước đối với các bị cáo.
Dự kiến, phiên tòa sẽ được diễn ra trong khoảng 10 ngày.
29 bị cáo trong vụ án bị đưa ra xét xử đều trú tại thôn Hoành và thôn Đồng Mít, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Trong đó, 25 bị cáo bị truy tố và đưa ra xét xử về tội “Giết người” theo quy định tại Điều 123, khoản 1, điểm a, d, n, o - BLHS năm 20, gồm: Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Bùi Thị Nối, Bùi Thị Đục, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Thị Lụa, Trần Thị La, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Văn Duệ, Lê Đình Quân, Bùi Văn Niên, Bùi Văn Tuấn, Trình Văn Hải, Nguyễn Xuân Điều, Mai Thị Phần, Đào Thị Kim, Lê Thị Loan và Nguyễn Văn Trung.
Các bị cáo còn lại gồm: Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung và Trần Thị Phượng bị VKSND TP Hà Nội truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 330, khoản 2, điểm a -BLHS năm 20.
Các bị cáo tại tòa sáng 7/9
Theo cáo trạng truy tố, mặc dù biết rõ đất cánh đồng Sênh ở xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là đất quốc phòng đã được Thanh tra TP Hà Nội và Thanh tra Chính phủ kết luận, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội và Trung ương đã tổ chức đối thoại với nhân dân xã Đồng Tâm để người dân hiểu và yêu cầu nhân dân thực hiện đúng quy định của pháp luật nhưng từ năm 2013, Lê Đình Kình (SN 1936, trú tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội) đã cùng Lê Đình Công, Nguyễn Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển và một số đối tượng tại địa bàn xã Đồng Tâm đã thành lập “Tổ đồng thuận” với mục đích chiếm lại đất đồng Sênh chia nhau.
Theo đó, các đối tượng này thường xuyên lôi kéo, kích động quần chúng nhân dân khiếu kiện phức tạp về việc quản lý, sử dụng đất của chính quyền xã Đồng Tâm; sử dụng mạng xã hội tuyên truyền đất đồng Sênh là của xã Đồng Tâm; đồng thời kêu gọi người dân xã Đồng Tâm “đấu tranh để giữ đất”.
Khi biết thông tin Công an TP Hà Nội phối hợp với Quân chủng Phòng không - Không quân (Bộ Quốc phòng) triển khai bảo vệ lực lượng thi công xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn trên đất đồng Sênh, Lê Đình Kình đã cùng với Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Nguyễn Quốc Tiến, Đào Thị Kim, Lê Đình Quang, Bùi Văn Tiến, Lê Đình Uy, Trần Thị La, Lê Thị Loan, Mai Thị Phần, Bùi Thị Nối, Bùi Thị Đục, Nguyễn Thị Lụa và Nguyễn Thị Bét… góp tiền mua 10 quả lựu đạn, mua xăng làm 85 chai bom xăng, mua khoảng 10 tuýp sắt có gắn dao bầu và liềm, nhặt gạch đá, làm bùi nhùi, mua pháo… nhằm tấn công lực lượng chức năng.
Đến đầu tháng 1/2020, khi biết lực lượng Công an TP Hà Nội sẽ về xã Đồng Tâm, Kình đã cùng nhiều đối tượng tổ chức họp tại nhà Kình vào các ngày 6, 7 và 8/1/2020 để chỉ đạo chống đối, sát hại lực lượng công an.
Chiều ngày 8/1/2020, theo chỉ đạo của Lê Đình Kình, Công đã yêu cầu đồng bọn mang các hung khí gồm tuýp sắt có gắn dao bầu, gắn liềm, bom xăng, các bao chứa gạch đá tập trung tại nhà Kình để tấn công lại lực lượng công an.
Đến rạng sáng ngày 9/1/2020, khi lực lượng công an đến chốt cổng làng thôn Hoành, xã Đồng Tâm (cách nhà Lê Đình Kình khoảng 50 mét) để bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra thì Bùi Văn Niên và Lê Đình Quân đánh kẻng báo động.
Các đối tượng dùng gạch đá, bom xăng, dao bầu tấn công lực lượng công an, khiến cho 3 cán bộ, chiến sĩ công an là Nguyễn Huy Thịnh, Phạm Công Huy, Dương Đức Hoàng Quân bị rơi xuống hố ở gần nhà Lê Đình Kình. Lúc đó, Chức bảo Doanh đổ xăng từ can ra chậu để Chức đổ xuống hố nơi các đồng chí Thịnh, Huy và Quân rơi xuống và châm lửa đốt. Hậu quả là cả 3 người tử vong do ngạt khí và bị thiêu cháy.
Trong vụ án này, Cơ quan điều tra đã kết luận hành vi của Lê Đình Kình cấu thành tội "Giết người", tuy nhiên do Lê Đình Kình đã chết vào rạng sáng hôm xảy ra vụ án, nên Cơ quan điều tra không đề cập xử lý.
Đây là vụ án được dư luận xã hội quan tâm, theo dõi do tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh.