Phát triển sản phẩm OCOP không chỉ nâng cao chất lượng, mẫu mã, chỉ dẫn địa lý mà còn giúp cho mỗi người dân, hộ kinh doanh có thêm kiến thức, trách nhiệm đối với mỗi loại sản phẩm cung cấp ra thị trường. Từ đó chuyển đổi tư duy nông nghiệp sang tư duy hàng hóa, hòa nhập với thế giới.
Sau 5 năm triển khai Chương trình OCOP, với sự nỗ lực của các địa phương, các chủ thể, đến thời điểm này, tỉnh Thanh Hóa có 445 sản phẩm đảm bảo chất lượng. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao, còn lại là sản phẩm 3 sao. Riêng năm 2023, tỉnh Thanh Hóa có thêm 3 sản phẩm OCOP. Với kết quả này, tỉnh Thanh Hóa chỉ xếp sau thành phố Hà Nội và vươn lên đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm OCOP.
Hiện nay, 27/27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều đã có sản phẩm OCOP. Chương trình OCOP đã ngày càng đi vào chiều sâu, với sự vào cuộc tích cực của các ngành, địa phương, thành phần kinh tế tư nhân, tập thể, hộ gia đình… Nhận thấy lợi ích chương trình mang lại, nhiều chủ thể sản xuất đã chủ động đăng ký tham gia.
Thanh Hóa có 11 huyện miền núi còn khó khăn, trong đó đa phần là các dân tộc thiểu số vẫn tự cung tự cấp, tư duy kiểu truyền thống từ xưa. Quá trình triển khai sản phẩm OCOP tại các địa phương này rất gian nan. Tuy nhiên bằng sự kiên trì, hướng dẫn tận tình của lực lượng chức năng để người dân hiểu rõ sự cần thiết, trách nhiệm của việc đưa sản phẩm của hộ gia đình ra thị trường. Những mô hình sản xuất từ quy mô nhỏ được nhân rộng, người dân thấy được hiệu quả kinh tế, thu nhập tăng cao thì thay đổi suy nghĩ, cùng nhau tham gia.
Điều đặc biệt là trong số 445 sản phẩm OCOP, có trên 30 sản phẩm OCOP xuất khẩu đến 32 nước như: xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật, châu Âu, Úc, Nga, Đức, Pháp, Trung Quốc, các nước khu vực Asean, Tây Ban Nha, các nước Trung Đông… Trong đó có các sản phẩm từ huyện miền núi như Ngọc Lặc, Thạch Thành, Quan Hóa.
Bên cạnh đó, trong năm 5 qua, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tập huấn cho khoảng gần 10 nghìn lượt lãnh đạo, chuyên viên các sở, ngành, đoàn thể các cấp, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản xuất; hỗ trợ các chủ thể đưa sản phẩm OCOP tham gia các sự kiện tổ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.
Có thể thấy, hiệu quả từ Chương trình OCOP không chỉ góp phần giúp các nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm phong phú trên thị trường; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đóng góp quan trọng vào xây dựng nông thôn mới. Với sự nỗ lực rất lớn của các chủ thể, chính quyền địa phương và sự hỗ trợ tích cực của cơ quan chức năng, đến nay, Thanh Hóa vươn lên đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm OCOP.
Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa Bùi Công Anh cho biết: Thanh Hóa là tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp với nhiều sản phẩm lợi thế, gần 200 làng nghề truyền thống và hơn 600 hợp tác xã nông nghiệp… Tỉnh xác định, OCOP là bước đi quan trọng trong xây dựng nông thôn mới và đóng vai trò chính trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho người dân.
Thành công bước đầu tạo niềm tin cho người dân, hộ gia đình tích cực tham gia. Cơ quan chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ cấp thôn, xã, huyện và các chủ thể, các hộ dân để triển khai thực hiện sản xuất sản phẩm; tiếp tục đẩy mạnh các hội nghị kết nối cung cầu, các hội chợ; đẩy mạnh các sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử, nhằm đưa các sản phẩm OCOP vươn xa ra các thị trường khó tính trên thế giới.
Một trong các chương trình được tổ chức là Hội chợ quảng bá, trưng bày các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa năm 20, tổ chức tại Quảng trường Lam Sơn (TP. Thanh Hóa).
Hội chợ quảng bá, trưng bày các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa năm 20 thu hút 100 gian hàng trưng bày hơn 1.000 sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh. Trong đó, có 84 gian hàng của các chủ thể sản xuất trong tỉnh và 16 gian hàng của các doanh nghiệp, HTX tỉnh bạn. Hội chợ được tổ chức vào dịp trước tết Nguyên đán năm 20 nhằm cung cấp nguồn hàng hóa có chất lượng tốt phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
Để hiện thực hóa mục tiêu của mình, vừa qua, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành kế hoạch về thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP năm 20
Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP với mục tiêu nâng cao, phát triển hàng hóa đảm bảo chất lượng, mang tính đặc trưng, lợi thế của địa phương, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, hướng đến xuất khẩu.
Theo kế hoạch, việc triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu năm 20, toàn tỉnh có thêm 120 sản phẩm OCOP trở lên, trong đó có 13 sản phẩm OCOP 4 sao, 4 sản phẩm OCOP 5 sao.
Việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 20 còn nhằm nâng cao vai trò kiến tạo, của các sở, ban ngành, các cấp ủy chính quyền địa phương về chính sách để thực hiện, định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ, quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chương trình.