Pháp đình

Vụ “Chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên bị đề nghị từ 12-14 năm tù

Mạnh Hùng /12/20 - 17:02

Chiều /12, tại phiên tòa xét xử vụ án "Chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKS) đã trình bày bản luận tội và đề nghị mức án đối với 17 bị cáo liên quan.

Chủ trương nhân đạo bị lợi dụng

Theo đại diện VKS, việc tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát là một chủ trương nhân đạo, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong công tác bảo hộ công dân. Mục tiêu cao nhất của chủ trương này là bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe cũng như tài sản của người dân.

vks-neu-quan-diem-luan-toi.jpeg
Đại diện VKS nêu quan điểm luận tội và đề nghị mức án với các bị cáo

Chủ trương đúng đắn và kịp thời này đã nhận được sự đánh giá cao từ cộng đồng quốc tế, đồng thời ghi dấu ấn ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, một số cá nhân có thẩm quyền tại các bộ, ngành đã lợi dụng chính sách nhân đạo này để thực hiện hành vi tham nhũng, nhũng nhiễu doanh nghiệp.

Họ tạo ra các cơ chế "xin-cho", buộc các doanh nghiệp phải chi phí "bôi trơn" để được thực hiện các chuyến bay giải cứu.

Hành vi sai phạm này không chỉ làm mất đi tính nhân văn của chủ trương, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cơ quan nhà nước, làm mất lòng tin của nhân dân.

toan-canh-moi.jpg
Toàn cảnh phiên tòa

VKS xác định đây là vụ án tham nhũng có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, diễn ra trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19, gây bức xúc trong dư luận.

Giai đoạn 1 của vụ án đã xử lý nghiêm các bị cáo liên quan. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cá nhân phạm tội chưa bị xử lý do thời hạn điều tra giai đoạn 1 đã hết. Vì vậy, giai đoạn 2 được tiến hành để xử lý triệt để các hành vi phạm tội.

Theo VKS, hành vi của các bị cáo không chỉ làm sai lệch chủ trương nhân đạo mà còn gây cản trở quá trình điều tra, ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.

Do đó, việc truy tố và xét xử nghiêm minh là cần thiết để đảm bảo tính răn đe và công bằng trước pháp luật.

Mức án đề nghị đối với các bị cáo

Trong số các bị cáo, Trần Tùng, cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên, bị xác định là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân.

Trần Tùng đã tham mưu cho UBND tỉnh Thái Nguyên cho phép công dân từ Nhật Bản về nước được cách ly tại địa phương này.

Cùng với sự giúp sức của bị cáo Trần Thị Quyên, ông Tùng đã ký kết hợp đồng trọn gói dịch vụ cách ly y tế và nhận hối lộ ba lần với tổng số tiền hơn 4,4 tỷ đồng.

Ngoài ra, bị cáo Trần Tùng còn liên hệ trực tiếp với Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) và Lưu Tuấn Dũng (cựu nhân viên Cục Lãnh sự) để hỗ trợ cấp phép chuyến bay cho Công ty Én Việt.

Từ hành vi sai phạm này, ông Tùng đã hưởng lợi cá nhân hơn 3,2 tỷ đồng.

cac-bi-cao-dung(1).jpg
Các bị cáo đứng nghe VKS đề nghị mức án đối với mình

VKS kết luận hành vi của Trần Tùng đã cấu thành tội "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

VKS đề nghị mức án từ 7-8 năm tù về tội "Nhận hối lộ" và 5-6 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", tổng hợp hình phạt từ 12-14 năm tù.

Đối với các bị cáo còn lại, VKS đề nghị mức án từ 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến 14 năm tù, tùy thuộc vào mức độ phạm tội của từng người.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cựu Ph Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên bị đề nghị từ 12-14 năm t