Cải cách tư pháp

Phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến kết nối trong toàn hệ thống TAND

Mai Đỉnh - Hải Đăng - Minh Đức 26/04/20 - :54

Ngày 26/4, TANDTC tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ trực tuyến toàn quốc tháng 4/20, Chuyên đề “Phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến của TAND cấp cao tại Hà Nội, kết nối trực tiếp trong toàn hệ thống TAND”, với sự kết nối từ điểm cầu trung tâm – TAND cấp cao tại Hà Nội với điểm cầu thành phần – TAND tỉnh Thái Bình, được truyền trực tuyến đến gần 800 điểm cầu trong toàn hệ thống.

Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chánh án Thường trực TANDTC Nguyễn Trí Tuệ dự và chủ trì Hội nghị tại điểm cầu TANDTC. Cùng dự tại điểm cầu TANDTC còn có các thành viên Hội đồng Thẩm phán TANDTC, lãnh đạo các đơn vị thuộc TANDTC, Thẩm tra viên, Thư ký viên TANDTC.

Tại điểm cầu TAND cấp cao tại Hà Nội có lãnh đạo TAND cấp cao tại Hà Nội, Hội đồng xét xử theo quy định, Thẩm tra viên, Thư ký viên, đại diện Viện Kiểm sát và các cơ quan tư pháp trên địa bàn. Cùng kết nối có các điểm cầu Vụ công tác phía Nam, TANDCC, các Tòa án địa phương, TAQS các cấp, Học viện Tòa án,...

dien-cau-tand-cc-tai-hn-11-.jpg
Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chánh án Thường trực TANDTC Nguyễn Trí Tuệ dự và chủ trì Hội nghị.

Đây là phiên tòa thứ hai, sau phiên tòa của TAND cấp cao tại Đà Nẵng vào ngày 22/9/2023, có sự kết hợp giữ hai giải pháp mang tính đột phá mà hệ thống TAND đang thực hiện trong thời gian qua là “Phiên tòa rút kinh nghiệm” và “Phiên tòa trực tuyến”.

Hội nghị được xem là tập huấn nghiệp vụ trực tuyến để các đồng chí Thẩm phán, Thư ký, Thẩm tra viên, Kiểm sát viên và Điều tra viên toàn ngành cùng tham dự và góp ý rút kinh nghiệm. Đồng thời thực hiện việc trao đổi, rút kinh nghiệm từ điểm cầu trung tâm TAND cấp cao tại Hà Nội với hệ thống Tòa án trong toàn quốc với sự tham của VKS cũng bằng hình thức trực tuyến.

dien-cau-tand-cc-tai-hn-1-.jpg
Điểm cầu tại Trụ sở TANDTC

Theo đó, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử theo trình tự phúc thẩm bằng hình thức trực tuyến đối với vụ án hình sự “Nhận hối lộ” tại tỉnh Thái Bình. Vụ án do TAND tỉnh Thái Bình xét xử sơ thẩm có kháng cáo.

Cụ thể, bị cáo Lưu Minh Hải (Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Công ty CP Đăng kiểm xe cơ giới Thái Bình) bị TAND tỉnh Thái Bình xét xử sơ thẩm, tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù vì tội "Nhận hối lộ".

Tại phiên phúc thẩm, HĐXX TAND cấp cao tại Hà Nội chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Lưu Minh Hải, giảm án từ 3 năm 6 tháng tù xuống còn 2 năm 6 tháng tù về tội "Nhận hối lộ".

dien-cau-tand-cc-tai-ha-noi-8-.jpg
Điểm cầu trung tâm tại TAND cấp cao tại Hà Nội

Sau khi phiên tòa kết thúc, các điểm cầu thành phần tham dự và theo dõi phiên xét xử đã tiến hành trao đổi, thảo luận rút kinh nghiệm. Trong đó, các điểm cầu TAND cấp cao tại Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và TAND các tỉnh, thành phố có lượng án cao như TAND TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ninh … đánh giá phiên tòa diễn ra trang nghiêm.

Quá trình tố tụng tại phiên tòa, Thẩm phán Chủ tọa và HĐXX đã phổ biến và bảo đảm cho bị cáo, bị hại… thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ theo quy định. Những người được triệu tập đến phiên tòa đều được Chủ tọa hỏi để làm rõ những vấn đề còn chưa thống nhất.

Đồng chí Nguyễn Thế Lệ, Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội bày tỏ, việc chọn vụ án nhận hối lộ trong lĩnh vực đăng kiểm để đưa ra xét xử cho thấy rất phù hợp để TAND rút kinh nghiệm chung.

Về phần rút kinh nghiệm, đồng chí Nguyễn Thế Lệ cho biết về mặt hình thức, HĐXX đã tiến hành đảm bảo đúng trình tự, pháp luật tố tụng và một số nội quy, cũng như chủ trương lớn của TANDTC… Về mặt âm thanh, ánh sáng được bảo đảm tốt. Đối với các nội dung kháng cáo được HĐXX xét hỏi và Viện kiểm sát, Luật sư hỏi, đặc biệt vấn đề tranh tụng đã được làm rõ.

diem-cau-tand-tinh-thai-binh-1-.jpg
Điểm cầu tại TAND tỉnh Thái Bình

Các ý kiến đều đánh giá phiên tòa diễn ra trang nghiêm. Quá trình tố tụng tại phiên tòa, Thẩm phán Chủ tọa và HĐXX đã phổ biến và bảo đảm cho bị cáo, bị hại… thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ theo quy định. Những người được triệu tập đến phiên tòa đều được Chủ tọa hỏi để làm rõ những vấn đề còn chưa thống nhất.

Cũng theo một số ý kiến, với sự kết hợp giữa hai giải pháp đột phá là "Phiên tòa trực tuyến" và "Phiên tòa rút kinh nghiệm", cộng với đó các tình tiết của vụ án cũng khá thú vị nên video về phiên tòa này hoàn toàn có thể trở thành tài liệu để các cơ sở đào tạo luật sử dụng trong thời gian giảng dạy, đặc biệt là Học viện Tòa án.

dien-cau-tand-cc-tai-ha-noi-11-.jpg
Phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến của TAND cấp cao tại Hà Nội, kết nối trực tiếp trong toàn hệ thống TAND

Các ý kiến cũng đánh giá Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã làm đúng chức trách nhiệm vụ của một Kiểm sát viên tại tòa. Đã làm rõ và tham gia xét hỏi những vấn đề còn mâu thuẫn, những vấn đề chưa rõ, vấn đề mà HĐXX chưa hỏi để giúp cho HĐXX có cách nhìn nhận khách quan toàn diện trong quá trình giải quyết vụ án.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chánh án Thường trực TANDTC Nguyễn Trí Tuệ biểu dương đánh giá cao TAND cấp cao tại Hà Nội đã tổ chức phiên tòa trực tuyến rút kinh nghiệm thành công. Việc tổ chức kết hợp phiên tòa trực tuyến, rút kinh nghiệm là chủ trương lớn của Ban cán sự đảng, lãnh đạo TANDTC. Trong thời gian vừa qua nhiều TAND tỉnh, thành phố cũng đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của TANDTC về triển khai phiên tòa trực tuyến rút kinh nghiệm.

dien-cau-tand-cc-tai-hn-3-.jpg
Phiên tòa được truyền trực tuyến đến gần 800 điểm cầu trong toàn hệ thống.

Phó Chánh án Thường Trực Nguyễn Trí Tuệ đánh giá cao công tác tổ chức, ứng dụng CNTT trong phiên tòa trực tuyến của TAND cấp cao tại Hà Nội. Hoạt động tố tụng tại phiên tòa trực tuyến, quyền và lợi ích của người tham gia tố tụng đều được đảm bảo. Chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt, các bên đều nghe rõ, nội dung đối đáp được đầy đủ, đúng theo quy định tố tụng, hình thức trang nghiêm.

Phó chánh án Nguyễn Trí Tuệ cho rằng, qua hoạt động xét xử trực tuyến rút kinh nghiệm thấy rằng vẫn có nhiều vấn đề chúng ta cần học hỏi, rút kinh nghiệm, hoàn thiện hơn trong cách điều hành phiên tòa.

Phó Chánh án đề nghị TAND các cấp nhất là các vùng xa, địa phương lớn tiếp tục phát huy hơn nữa việc tổ chức các phiên tòa trực tuyến, vừa để giảm bớt chi phí, công sức đi lại, vừa đảm bảo thời gian kịp thời thực hiện đúng pháp luật.

dien-cau-tand-cc-tai-hn-4-.jpg
Đồng chí Nguyễn Thế Lệ, Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội nêu ý kiến rút kinh nghiệm.

Theo đánh giá, những năm qua, một trong những giải pháp đột phá hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử tại Tòa án là tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm. Qua đó, các thẩm phán có thể học hỏi từ đồng nghiệp, tự rèn kỹ năng xét xử, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tư duy nghề nghiệp của mình và đề cao tinh thần trách nhiệm trong công việc.

dien-cau-tand-cc-tai-hn-10-.jpg
Một trong những giải pháp đột phá hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử tại Tòa án là tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm.

Việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm đã góp phần giảm thiểu tỷ lệ án bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan, nâng cao được niềm tin của công chúng vào hệ thống tòa án.

Nghị quyết 33 của Quốc hội về Tổ chức phiên tòa trực tuyến đã tạo ra bước đột phá trong công tác xét xử, đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, thuận lợi, cho tổ chức, cá nhân tham gia tố tụng, tiết kiệm thời gian, chi phí xã hội…, đảm bảo hoạt động tư pháp từng bước chuyên nghiệp, hiệu quả, phù hợp với xu hướng…

Đây cũng là bước đi cần thiết tiến tới xây dựng Tòa án điện tử. Hiện nay, mặc dù các trang thiết bị phục vụ xét xử trực tuyến của tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng chưa được đầu tư đồng bộ nhưng với sự quyết tâm cao, các Tòa án đã khắc phục cơ bản về cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT để triển khai hiệu quả Nghị quyết 33 của Quốc hội. Tính đến nay, có tổng cộng hơn 18.600 vụ án được xét xử trực tuyến tại 757/768 tòa án.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phiên ta rút kinh nghiệm trực tuyến kết nối trong ton hệ thống TAND