Cha mẹ từ chối tiêm chủng l thiếu trách nhiệm với con mình

Sức khỏe - Ngày đăng : 17:33, 19/04/2019

Ngy 19/4, mít tinh hưởng ứng tuần lễ tiêm chủng thế giới với chủ đề “Chung tay c ng tiêm chủng bảo vệ cộng đồng” đã được Bộ Y tế tổ chức tại TP H Tĩnh.

Sự kiện Tuần lễ tiêm chủng được Tổ chức Y tế thế giới phát động và tổ chức trên quy mô toàn cầu hằng năm nhằm kêu gọi sự ủng hộ của chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể trong xã hội, sự nỗ lực của ngành y tế, mỗi người dân và các bậc cha mẹ hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc chủ động, tự giác thực hiện tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để bảo vệ sức khỏe cho mình và cộng đồng.

Phát biểu tại lễ mít tinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường khẳng định tiêm chủng là một trong những biện pháp quan trọng nhất để tạo ra sức đề kháng phòng các bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm.

Sau hơn 30 năm triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng với việc đạt và duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao trên 95%, Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và bảo vệ thành công kết quả này từ đó đến nay. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván… đã giảm hàng chục đến hàng trăm lần.

Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các bậc cha mẹ hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch trong tiêm chủng thường xuyên. Chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể cần quan tâm, đảm bảo đủ kinh phí để triển khai công tác tiêm chủng, phòng chống dịch ở địa phương, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 95% ở quy mô xã, phường...

Cha mẹ từ chối tiêm chủng là thiếu trách nhiệm với con mình

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường phát biểu tại buổi lễ

Tại Lễ mít tinh, ông Nihal Signh - Chuyên gia của tổ chức Y tế thế giới (WHO) chúc mừng Bộ Y tế và Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã tiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao cho trẻ em; đưa vắc xin IPV vào sử dụng năm 2018; tăng cường giám sát và xử lý phản ứng sau tiêm và nỗ lực đảm bảo tài chính bền vững cho Chương trình tiêm chủng và nguồn cung vắc xin.

Hiện mỗi năm, Việt Nam vẫn có ít nhất gần 90.000 trẻ em dưới một tuổi chưa được tiêm chủng đầy đủ, đa phần là con em của những gia đình dân tộc thiểu số nghèo hoặc các gia đình khó khăn ở nông thôn và những hộ dân di cư sống ở thành thị. Từ thực tế này ông Nihal Singh cho rằng, khoảng trống này là nguy cơ lây truyền các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin.

Bên cạnh đó, việc cha mẹ đang trì hoãn hoặc từ chối tiêm vắc xin cho con vì họ do dự hoặc hoài nghi về sự an toàn và tầm quan trọng của vắc xin. Điều này đã tạo ra một khoảng trống miễn dịch và khiến tất cả trẻ em khác có nguy cơ bị mắc các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin. Sự lan truyền của những thông tin sai lệch liên quan đến vắc xin trên một số phương tiện truyền thông là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của trào lưu này và cần phải được xử lý khẩn cấp.

Chính vì vậy, trong buổi Lễ mít tinh, đại diện tổ chức WHO đã nhắc nhở và khuyến cáo tới người dân 5 sự thật về tiêm chủng gồm: vắc xin an toàn và hiệu quả; vắc xin phòng bệnh chết người; vắc xin cung cấp khả năng miễn dịch tốt hơn so với nhiễm trùng tự nhiên; các loại vắc xin phối hợp đều an toàn và hiệu quả; nếu chúng ta ngừng tiêm vắc xin, bệnh tật sẽ quay trở lại.

Cha mẹ từ chối tiêm chủng là thiếu trách nhiệm với con mình

Lãnh đạo Bộ Y tế, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đến chứng kiến buổi tiêm chủng tại Trạm Y tế xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Theo GS Đặng Đức Anh - Trưởng ban điều hành dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, trong đánh giá gần đây vào đầu năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới đã xếp e ngại, từ chối tiêm chủng là 1 trong 10 yếu tố đe dọa sức khỏe toàn cầu.

“Đặc biệt, có cha mẹ từ chối tiêm chủng với quan điểm “thuận với tự nhiên” là thiếu trách nhiệm với con mình và đi ngược lại với quyền lợi chung của cả cộng đồng, là quan niệm phiến diện, sai lầm”, GS Đức Anh nhìn nhận.

Vắc xin là một trong những sản phẩm có độ an toàn cao nhất qua quá trình nghiên cứu hàng chục năm, thử nghiệm lâm sàng và kiểm định chất lượng cùng tính an toàn nghiêm ngặt trước được cấp phép lưu hành.

Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ xem xét các chiến lược sử dụng vắc xin, đưa thêm các vắc xin mới, sử dụng các vắc xin an toàn vào chương trình tiêm chủng mở rộng để có thêm cơ hội phòng bệnh cho trẻ em.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tại Việt Nam, được sự quan tâm, đầu tư của Chính phủ, Bộ Y tế và sự phối hợp của các bộ, ban, ngành, đoàn thể xã hội, từ năm 1985, Chương trình tiêm chủng mở rộng đã được triển khai tại 100% các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tổ chức tiêm phòng miễn phí 10 loại vắc xin phòng tránh 10 căn bệnh truyền nhiễm phổ biến cho trẻ em từ 0 - 36 tháng tuổi và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, tạo điều kiện cho trẻ em được bảo vệ sức khỏe toàn diện, góp phần phát triển thể chất, trí tuệ.

Thảo Nguyên - Duyên Nguyễn