Tối 06/08/2022, Sở Văn ha thể thao v Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Khai mạc Liên hoan nghệ thuật Bi chi tỉnh Quảng Ngãi, qua đ, tn vinh giá trị của “Nghệ thuật Bi chi Trung bộ Việt Nam”.
Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam (ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Đà Nẵng) là một loại hình nghệ thuật đa dạng, kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học. Bài chòi có hai hình thức chính: “Chơi Bài chòi” và “Trình diễn Bài chòi”.
Ngày 07/12/2017, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Hàn Quốc, di sản Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nhằm tôn vinh giá trị của “Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam”, tối 06/08/2022, Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Khai mạc Liên hoan nghệ thuật Bài chòi tỉnh Quảng Ngãi. Tham dự Liên hoan nghệ thuật Bài chòi tỉnh Quảng Ngãi gồm 7 Câu lạc bộ dân ca bài chòi với hơn 200 diễn viên, nghệ nhân đến từ các huyện: Lý Sơn, Bình Sơn, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi với 21 tiết mục, tiểu phẩm đặc sắc.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ngãi, ông Bùi Văn Tiến cho rằng, đây là dịp để các nghệ nhân, diễn viên trình diễn nghệ thuật Bài chòi trên địa bàn tỉnh có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, làm phong phú kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc thực hành các hình thức nghệ thuật Bài chòi, phục vụ nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa, văn nghệ trong Nhân dân, qua đó, phát hiện, bồi dưỡng những hạt nhân biểu diễn nghệ thuật Bài chòi để đào tạo, phát triển lực lượng tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa.
Liên hoan cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu nét văn hóa đặc trưng, các giá trị phong phú, độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật Bài chòi đến với công chúng trong nước và bạn bè quốc tế, qua đó, động viên, khích lệ các nghệ nhân, diễn viên bảo tồn và phát huy các loại hình văn hóa, văn nghệ truyền thống, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức giữ gìn, bảo tồn nghệ thuật Bài chòi.