Sau khi bị bão số 3 quét qua, rất nhiều cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) đã bị bật gốc, gẫy đổ, trong đó có hàng chục cây lát hoa được trồng năm 20, nhằm thay thế cho cây mỡ được trồng trước đó không lâu.
Theo thống kê của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội, sau bão số 3 (Yagi), trên địa bàn thành phố đã có hơn 14.000 cây xanh bị đổ. Đáng nói, có khá nhiều cây lớn trong khu vực nội thành đã bị gẫy đổ, không chỉ gây thương tích cho người dân, mà còn gây thiệt hại nặng về tài sản (do cây đổ vào xe ô tô, vào nhà, công trình…) và gây cản trở giao thông.
Theo ghi nhận của phóng viên, sau khi bị bão số 3 quét qua, nhiều cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh đã bị bật gốc, gẫy đổ, trong đó có hàng chục cây lát hoa.
Được biết, đây đều là những cây được trồng vào năm 20 nhằm thay thế cho cây mỡ từng được trồng mới trước đó không lâu theo đề án thí điểm cải tạo, thay thế cây xanh của thành phố.
Khi đó, tại cuộc họp công bố kế hoạch trồng lại cây trên phố Nguyễn Chí Thanh vào ngày 30/7/20, đại diện Sở Xây dựng cho biết, UBND thành phố đã chấp thuận phương án thay thế, trồng mới cây lát hoa tại tuyến phố Nguyễn Chí Thanh. Đây là loại cây có chiều cao tới 30m, đường kính tới 80cm, lá non có màu đỏ. Cây mọc nhanh, thân thẳng, tán rộng hình cầu, gỗ tốt, ít bị mối mọt và chống chịu được với mưa bão.
Cây xanh trồng mới phải đảm bảo các cây đẹp, có khả năng sinh trưởng tốt. Việc thay thế, trồng mới 7 cây phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.
Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành có trách nhiệm phối hợp cùng Công ty công viên cây xanh Hà Nội dịch chuyển các cây sống về vườn ươm, thu hồi các cây chết.
Trồng, chăm sóc, duy trì cho đến khi cây sống và phát triển ổn định, tiến hành bàn giao cho đơn vị quản lý chăm sóc theo quy định.
Theo quan sát của phóng viên, các cây lát hoa bị đổ sau cơn bão số 3 vừa qua đều đã khá to (đường kính 25-35cm), cành lá khá tươi tốt và đều đã được đánh số thứ tự để quản lý. Tuy nhiên, những cây bị bật gốc đều cho thấy bộ rễ có dấu hiệu không được khỏe và mọc không được rộng, sâu nên không thể chống chọi với sức gió giật của cơn bão. Một số cây có biểu hiện bị sâu ở cành, thân.
Đáng nói, khu vực cây đổ nhiều nhất là ở gần hồ Ngọc Khánh. Có thể nơi đây thoáng gió, ít công trình xây dựng nên gió giật mạnh hơn. Còn các ở đoạn khác, đa số các cây vẫn "vững chãi" sau bão.