Vấn đề quan tâm

Sửa Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng chứng khoán: Không lãi, không thu

Nguyễn Cúc /07/2025 - 16:44

Bộ Tài chính đề xuất thay vì áp dụng mức thuế cố định 0,1% trên giá trị giao dịch chứng khoán như hiện hành, chính sách mới sẽ linh hoạt hơn, để cá nhân chỉ nộp thuế khi có thu nhập thực tế và không phải nộp thuế khi bị lỗ.

Theo quy định hiện hành của Luật Thuế thu nhập cá nhân, thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán đang chịu mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần. Tuy nhiên, phương pháp "cào bằng" này đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối vì buộc nhà đầu tư phải nộp thuế ngay cả khi họ thua lỗ. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần xác định phương pháp thu thuế trên thu nhập của cá nhân, nếu có lãi thì mới nộp thuế, hoặc cần tăng mức thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán lên mức cao hơn để phù hợp với thực tế.

cungkhoan.jpg
Ảnh minh họa

Thực tế, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 từng cho phép người nộp thuế lựa chọn giữa hai phương pháp: tính thuế 20% trên thu nhập thực (giá bán trừ giá mua và chi phí liên quan) hoặc nộp theo tỷ lệ 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần nếu không xác định được đầy đủ thông tin. Song, từ năm 20, Luật số 71/2014/QH13 đã bãi bỏ phương án lựa chọn này, thống nhất áp dụng cách tính 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần. Sự thay đổi này, dù đơn giản hóa quy trình, lại tạo ra bất cập trong bối cảnh thị trường biến động và nhà đầu tư chịu lỗ.

Nhận thấy những bất cập trong thực tiễn áp dụng và xu hướng điều chỉnh chính sách quốc tế, tại dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi quy định về thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng vốn và chứng khoán theo hướng linh hoạt hơn. Cụ thể:

Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân cư trú: Thuế sẽ được xác định bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất 20% theo từng lần chuyển nhượng. Thu nhập tính thuế được tính bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan. Trường hợp không xác định được giá mua và các chi phí liên quan, thuế thu nhập cá nhân sẽ được xác định bằng giá bán nhân với thuế suất 2%.

Đối với chuyển nhượng chứng khoán: Nếu nhà đầu tư xác định được thu nhập thực (giá bán trừ giá mua và chi phí hợp lý), thuế suất 20% sẽ được áp dụng và tính theo năm. Nếu không xác định được các yếu tố này, cá nhân vẫn có thể nộp thuế theo tỷ lệ 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần, tương tự quy định hiện hành.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy mỗi quốc gia có cách tiếp cận khác nhau trong việc thu thuế thu nhập từ chứng khoán. Tại Indonesia, áp dụng mức thuế 0,1% trên doanh thu từ chuyển nhượng cổ phiếu niêm yết, trong khi Philippines thu 0,6% trên giá trị giao dịch với chứng khoán niêm yết nhưng lại áp dụng thuế suất % trên thu nhập thực đối với chứng khoán chưa niêm yết. Nhật Bản đánh thuế 20,3% trên thu nhập thực từ chuyển nhượng chứng khoán, và Trung Quốc áp dụng thuế suất 20% với chứng khoán không niêm yết tính trên phần thu nhập thực. Trong khi đó, tại Thái Lan, một số loại thu nhập từ chứng khoán niêm yết hoặc giao dịch trong khuôn khổ ASEAN Link được miễn thuế, còn các thu nhập khác vẫn bị đánh thuế như thu nhập thông thường.

Đáng chú ý, vấn đề đánh thuế chứng khoán phái sinh trở nên phức tạp hơn do đặc điểm của loại hình sản phẩm này: chúng không có giá trị nội tại như chứng khoán cơ sở và giao dịch chỉ là thanh toán phần chênh lệch giá trị giữa bên mua và bên bán. Do đó, việc đánh thuế trên giá trị giao dịch có thể không phản ánh chính xác lãi/lỗ thực của nhà đầu tư. Các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Canada, Nhật Bản đã chuyển sang đánh thuế dựa trên thu nhập thực đối với chứng khoán phái sinh. Một số nước vẫn áp dụng thuế theo giá trị giao dịch nhưng với thuế suất rất thấp, như tại Đài Loan mức thuế áp dụng cho chứng khoán phái sinh thấp gấp 0 đến 600 lần so với thị trường cơ sở.

Đề xuất sửa đổi lần này của Bộ Tài chính được kỳ vọng sẽ tạo ra một môi trường thuế công bằng và phù hợp hơn với thực tiễn thị trường, khuyến khích đầu tư và giúp giảm gánh nặng cho nhà đầu tư khi thị trường gặp khó khăn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sửa Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng chứng khoán: Khng lãi, khng thu