Chiều 27/12, TAND tỉnh An Giang đã tổ chức Hội nghị đánh giá hoạt động trong năm 20 và triển khai công tác năm 2025.
Ông Đỗ Tấn Kiết - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND và ông Lê Văn Phước, Ủy viên BTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cùng đại diện các sở, ban ngành tỉnh An Giang đến dự.
Tăng cường xét xử cả ngày thứ Bảy, Chủ nhật
Theo báo cáo của TAND tỉnh An Giang, từ ngày 01/10/2023 đến ngày 30/9/20, TAND hai cấp trong tỉnh An Giang đã thụ lý 21.482 vụ việc các loại; giải quyết được 20.076 vụ việc, đạt tỷ lệ 93,45%.
Trong đó, TAND cấp tỉnh giải quyết 1.423 vụ, đạt tỷ lệ 90,81% so với số vụ việc thụ lý. TAND cấp huyện giải quyết 18.653 vụ, đạt tỷ lệ 93,66% so với vụ việc đã thụ lý.
So cùng kỳ năm trước, số vụ việc TAND hai cấp tỉnh An Giang thụ lý tăng 7.184 vụ, việc; số vụ việc được giải quyết tăng 7.572 vụ.
Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan chỉ chiếm tỷ lệ 0,23%.
Bình quân mỗi Thẩm phán giải quyết 12,12 vụ/ tháng, so với cùng kỳ năm trước tăng 5,77 vụ/tháng.
Số lượng án hòa giải thành theo thủ tục tố tụng so với số lượng án đã giải quyết (tính theo số vụ hòa giải thành thực tế theo hướng dẫn tại Công văn 133/CV-TANDTC-TĐKT ngày 13/7/2017 của TANDTC), là 7593 vụ, đạt tỷ lệ gần 50%; không có án tạm đình chỉ không đúng quy định pháp luật.
Cụ thể, TAND hai cấp tỉnh An Giang đã thụ lý 1.775 vụ án hình sự, đã giải quyết, xét xử đạt tỷ lệ 99,44%. So với cùng kỳ năm trước, số vụ thụ lý tăng 377 vụ, số vụ án được giải quyết tăng 378 vụ. Đã xử lý nghiêm các vụ án, nhất là những vụ án gây ra thiệt hại lớn, được dư luận xã hội rất quan tâm.
Về giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động, TAND hai cấp đã thụ lý 16.791 vụ, việc; đã giải quyết, xét xử được .399 vụ, việc; đạt tỷ lệ 91,71%.
Về giải quyết các vụ án hành chính, TAND tỉnh An Giang đã thụ lý 75 vụ, việc; đã giải quyết, xét xử được 71 vụ, việc; đạt tỷ lệ 94,67%; đang giải quyết 04 vụ, việc. So với cùng kỳ năm trước thụ lý tăng 13 vụ; giải quyết tăng 23 vụ.
Bên cạnh đó, TAND hai cấp tỉnh An Giang cũng đã tổ chức được 99 phiên tòa trực tuyến, 450 phiên họp trực tuyến, 274 phiên tòa rút kinh nghiệm theo tinh thần cải cách tư pháp; 01 phiên tòa rút kinh nghiệm được truyền hình trực tuyến đến TAND hai cấp các tỉnh cùng thuộc địa hạt thẩm quyền tư pháp của TAND cấp cao tại TP. HCM.
Công bố 5.627 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án, đạt tỷ lệ 100% so với tổng số lượng án, quyết định phải công bố.
Ông Đỗ Thế Bình, Chánh án TAND tỉnh An Giang cho biết, năm 20, mặc dù biên chế của hệ thống TAND hai cấp tỉnh An Giang còn thiếu, số lượng vụ việc thụ lý tăng 60% so với cùng kỳ, nhưng số lượng vụ việc được giải quyết tăng trên 7.500 vụ, chất lượng giải quyết xét xử đảm bảo yêu cầu của Quốc hội, cũng như TANDTC giao.
“Để có được kết quả đáng phấn khởi như trên là nhờ được sự quan tâm hỗ trợ của TANDTC, Tỉnh ủy An Giang và sự đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ, sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tăng cường xét xử cả ngày thứ Bảy, Chủ nhật”, Chánh án TAND tỉnh An Giang Đỗ Thế Bình chia sẻ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, theo Chánh án TAND tỉnh An Giang, công tác TAND trong thời gian qua còn một số hạn chế, vướng mắc, khó khăn như: vẫn còn án bị hủy do lỗi của Thẩm phán; án tồn đọng kéo dài; số lượng án tạm đình chỉ còn nhiều; một số đơn vị cập nhật thông tin các vụ, việc vào hệ thống giám sát hoạt động Tòa án chưa đầy đủ, chủ yếu chỉ thực hiện đối với các vụ án bị kháng cáo, kháng nghị, chuyển thẩm quyền; số lượng sử dụng, tương tác và đóng góp câu hỏi, câu trả lời cho phần mềm trợ lý ảo chưa nhiều...
10 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025
Theo Phó Chánh án TAND tỉnh An Giang Lại Hiệp Phong, để khắc phục các hạn chế, thiếu sót, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác năm 20, TAND hai cấp tỉnh An Giang đề ra 10 nhiệm vụ trọng tâm:
Một là, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng; phẩm chất đạo đức; ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần trách nhiệm; bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức. Quán triệt phương châm hành động “Đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, đổi mới, vượt khó và hiệu quả” đến toàn thể cán bộ, công chức TAND hai cấp tỉnh An Giang.
Hai là, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội, TANDTC. Thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng, bảo đảm xét xử nghiêm minh, khách quan, công bằng, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm. Tích cực triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án để góp phần giảm áp lực công việc của các Tòa án.
Ba là, tập trung rà soát lại biên chế và khối lượng công việc của TAND hai cấp, từ đó sắp xếp, cơ cấu lại theo vị trí việc làm đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.
Bốn là, tăng cường việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử. Làm tốt công tác tổng kết thực tiễn, thường xuyên rà soát, đề xuất bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật làm nguồn để phát triển thành án lệ.
Năm là, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ. Tiếp tục đổi mới, đa dạng hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ gắn với tổng kết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng có hiệu quả các phần mềm nội bộ dùng chung trong hệ thống TAND, phần mềm Trợ lý ảo; hệ thống giám sát điều hành TAND.
Sáu là, đổi mới, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác kiểm tra, tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ. Nghiêm túc thực hiện tốt Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán. Thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định. Nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Bảy là, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính; công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách Nhà nước; quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách và tài sản Nhà nước.
Tám là, duy trì quan hệ hợp tác với Tòa án hai tỉnh Kandal và Takeo, Vương quốc Campuchia trên tinh thần đoàn kết hữu nghị, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ tư pháp theo tinh thần của thông cáo chung.
Chín là, tích cực triển khai phong trào thi đua “Vì Công lý”, chủ động, kịp thời trong xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, đảm bảo đi vào thực chất, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu thi đua đã đăng ký. Trong đó, tập trung thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu thi đua năm 2025 lập thành tích chào mừng lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập TAND (13/9/1945 – 13/9/2025); 49 năm Ngày thành lập TAND tỉnh An Giang (16/4/1976 – 16/4/2025).
Mười là, tiếp tục đổi mới thủ tục hành chính - tư pháp, đảm bảo công khai minh bạch các hoạt động của Tòa án; tập trung hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của bộ phận “hành chính tư pháp” để thực hiện cơ chế một cửa liên thông và đơn giản hóa việc tiếp nhận, hướng dẫn giải quyết yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, công dân trước và sau các phiên tòa.
Chánh án TAND tỉnh An Giang Đỗ Thế Bình được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, TAND tỉnh An Giang, TAND huyện Chợ Mới đón nhận Cờ thi đua TAND;
Chánh án TANDTC tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho 7 tập thể; tặng danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu, Thẩm phán giỏi cho 3 cá nhân; tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án” cho 02 cá nhân; tặng Bằng khen cho 14 tập thể, cá nhân.
Chánh án TAND tỉnh An Giang tặng Giấy khen cho 17 tập thể và hơn 300 cá nhân có thành tích xuất sắc trong trong tác thi đua. Đồng thời, Chánh án TAND tỉnh An Giang cũng phát động phong trào thi đua trong hệ thống TAND hai cấp tỉnh An Giang năm 2025.