Ngày 28/12, TAND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Tòa án năm 20, triển khai công tác Tòa án năm 2025 và Lễ công bố quyết định bổ nhiệm chức vụ Chánh tòa Dân sự, TAND tỉnh. Đồng chí Lưu Tuấn Dũng, Bí thư Ban cán sự đảng, Chánh án TAND tỉnh dự và chủ trì Hội nghị.
Dự Hội nghị còn có các đồng chí Nguyễn Thanh Danh, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chánh án TAND tỉnh, đồng chí Đỗ Anh Cường, Uỷ viên Ban cán sự đảng, Phó Chánh án TAND tỉnh; các đồng chí nguyên Lãnh đạo TAND tỉnh; các đồng chí cán bộ hưu trí TAND hai cấp trong tỉnh, các đồng chí lãnh đạo các Tòa, Phòng, các đồng chí Thẩm phán, cán bộ, Hội thẩm nhân dân…
Giải quyết, xét xử hàng nghìn vụ án
Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 20, số lượng các loại vụ việc TAND hai cấp tỉnh Vĩnh Phúc phải thụ lý, giải quyết tiếp tục gia tăng, với tính chất, mức độ ngày càng phức tạp, phát sinh trên nhiều lĩnh vực.
Năm 20, TAND hai cấp tỉnh Vĩnh Phúc đã thụ lý 6.808 vụ, việc; giải quyết, xét xử 6.303 vụ việc; đang giải quyết 505 vụ, việc; đạt tỷ lệ 92.6%.
Với việc quán triệt và tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hoạt động của Tòa án hai cấp có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ giải quyết các loại vụ việc đều vượt chỉ tiêu Nghị quyết Quốc hội và TANDTC đề ra (tỷ lệ giải quyết án hình sự đạt 97,7%, vượt 7,7%; án dân sự đạt 91,2%, vượt 6,2%; án hành chính đạt 69,8%, vượt 4,8%). Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan là 0,38%, thấp hơn 1,12% so với chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu và TANDTC đề ra.
Đã phối hợp với VKS cùng cấp tổ chức 128 phiên tòa rút kinh nghiệm, qua đó giúp các Thẩm phán đề cao tinh thần trách nhiệm trong chuẩn bị xét xử, nâng cao kinh nghiệm tổ chức phiên tòa. Ngoài ra, Tòa án hai cấp đã tổ chức 307 phiên tòa xét xử lưu động về các loại tội phạm ma túy, trộm cắp tài sản, tàng trữ hàng cấm…; đồng thời phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật và tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm trong quần chúng nhân dân.
Thông qua công tác xét xử không phát hiện trường hợp nào kết án oan người không có tội. Việc tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp được mở rộng với chất lượng ngày càng được nâng lên. Công tác hòa giải, đối thoại tại tòa án tiếp tục được trú trọng, đã giải quyết các xung đột, mâu thuẫn trong các quan hệ dân sự, hành chính một cách thân thiện, góp phần dân giữ mối đoàn kết trong nhân dân. Tỷ lệ hoà giải, đối thoại thành năm 20 đạt 73,5%.
Việc công khai bản án, quyết định của Tòa án trên Cổng thông tin điện tử TAND được thực hiện nghiêm túc, thực chất, có hiệu quả. Qua đó đề cao trách nhiệm của Thẩm phán, nâng cao chất lượng xét xử, tạo cơ chế giám sát của nhân dân, góp phần đẩy mạnh công tác cải cách tư pháp.
Bên cạnh đó, TAND hai cấp tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tư pháp, tập trung thực hiện tốt mô hình “Hành chính tư pháp một cửa”, đổi mới quy trình, thủ tục tiếp nhận, xử lý công việc theo hướng đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, công dân khi đến làm việc tại Tòa án.
TAND hai cấp tiếp tục sử dụng và khai thác có hiệu quả hệ thống truyền hình trực tuyến; đẩy mạnh việc triển khai áp dụng các phần mềm nội bộ dùng chung; triển khai sử dụng phần mềm Trợ lý ảo cho toàn bộ Thẩm phán của các đơn vị để phục vụ cho công tác xét xử, năm 20 TAND hai cấp đã có 7.554 lượt tra cứu, với 125 câu hỏi và 1.028 câu trả lời.
Ngoài ra, đơn vị cũng rất chú ý tới các hoạt động công tác khác. Trong đó, Tòa án hai cấp đã Tham gia công tác từ thiện tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền ,5 triệu đồng; quyên góp ủng hộ khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 Yagi với số tiền hơn 125 triệu đồng; quyên góp được số tiền hơn 200 triệu đồng để xây dựng 2 căn nhà tình nghĩa và tặng quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
Kết thúc năm công tác, qua thực hiện các phong trào thi đua, đã xuất hiện nhiều tập thể điển hình tiêu biểu. Cụ thể, TAND huyện Tam Đảo được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba. TAND huyện Tam Dương được TAND tối cao tặng danh hiệu “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”. Nhiều tập thể, cá nhân được nhận Bằng khen của Chánh án TAND tối cao, 1 cá nhân được tặng danh hiệu Thẩm phán giỏi,...
Tích cực đổi mới, sáng tạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp đột phá
Để nâng cao hiệu quả công tác Toà án trong thời gian tới, TAND tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thuộc Tòa án hai cấp tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực đổi mới, sáng tạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp đột phá, hiệu quả, sát với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả các mặt công tác của Tòa án để phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Cụ thể, năm 2025, TAND hai cấp tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục triển khai và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ công tác; thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các, loại vụ việc; phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu của Nghị quyết của Quốc hội và TANDTC đề ra.
Thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng, bảo đảm xét xử nghiêm minh, khách quan, công bằng, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm; đảm bảo xử lý nghiêm các đối tượng chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, tăng cường các biện pháp nhằm thu hồi tài sản cho nhà nước trong các vụ án. Chủ động làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan hữu quan trong quá trình giải quyết vụ án; rà soát, xác định, xử lý khắc phục các bản án, quyết định tuyên không rõ, khó thi hành. Chú trọng làm tốt công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện...
Bên cạnh đó, tăng cường làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; yêu cầu giữ gìn phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp; nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Quán triệt phương châm hành động “Đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, đổi mới, vượt khó và hiệu quả” đến toàn thể cán bộ, công chức và người lao động Tòa án hai cấp. Kiện toàn tổ chức bộ máy thanh tra để tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Các đơn vị công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước, tránh thất thoát, lãng phí.
Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” với phương châm “Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”, “Vì nhân dân phục vụ”; gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày /5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại Tòa án hai cấp.
Thực hiện nghiêm túc văn hóa “xin lỗi” và “nhận lỗi”. Cụ thể, các vụ án bị hủy phải giải quyết lại, các vụ án đã thụ lý kéo dài chưa giải quyết có lỗi của Thẩm phán, nếu đương sự có ý kiến thắc mắc hoặc yêu cầu Thẩm phán xin lỗi thì Thẩm phán được phân công giải quyết phải xin lỗi đương sự trực tiếp hoặc bằng văn bản (đã triển khai thực hiện từ tháng 11/20) và xây dựng sơ đồ tư duy giải quyết vụ án.
Đặc biệt, các đơn vị tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đổi mới thủ tục hành chính tư pháp, tập trung hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của bộ phận “hành chính tư pháp” để thực hiện cơ chế một cửa liên thông và đơn giản hóa việc tiếp nhận, hướng dẫn giải quyết yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, công dân trước và sau các phiên tòa, với phương châm “Vì nhân dân phục vụ”…
Nhiều nhiệm vụ công tác trọng tâm được triển khai trong năm 2025
Phát huy những kết quả đạt được năm 20, để hoàn thành tốt các nhiệm vụ Nghị quyết của Quốc hội, Tòa án đề ra, đơn vị đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm công tác trong năm 2025, cụ thể:
Thứ nhất, tiếp tục triển khai và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025. Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp và cải cách tư pháp; Chỉ thị số 06/20/CT-CA ngày 12/12/20 của Chánh án TANDTC về yêu cầu triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác ngành TAND năm 2025. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Luật Tổ chức TAND sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2025…
Thứ hai, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các, loại vụ việc; phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu của Nghị quyết của Quốc hội và TAND tối cao đề ra. Không để xảy ra tình trạng án quá thời hạn xét xử do nguyên nhân chủ quan.
Thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng, bảo đảm xét xử nghiêm minh, khách quan, công bằng, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của TANDTC và Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh trong xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi, chỉ đạo, đảm bảo xử lý nghiêm các đối tượng chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, tăng cường các biện pháp nhằm thu hồi tài sản cho nhà nước.
Chủ động làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan hữu quan trong quá trình giải quyết vụ án; rà soát, xác định, xử lý khắc phục các bản án, quyết định tuyên không rõ, khó thi hành. Chú trọng tập trung làm tốt công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện. Tích cực triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra nghiệp vụ;...
Thứ ba, tăng cường làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; yêu cầu giữ gìn phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp; nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Quán triệt phương châm hành động: “Đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, đổi mới, vượt khó và hiệu quả” đến toàn thể cán bộ, công chức và người lao động Tòa án hai cấp.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức cán bộ. Làm tốt công tác chuẩn bị nhân sự Chánh án của Tòa án hai cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia cấp ủy cùng cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Rà soát lại biên chế và khối lượng công việc của các đơn vị, từ đó đề xuất phân bổ, cơ cấu lại theo vị trí việc làm, sắp xếp tổ chức bộ máy Tòa án hai cấp theo chủ trương của Bộ Chính trị sau tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Làm tốt công tác quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác phòng ngừa tiêu cực, trì trệ gắn với tăng cường đào tạo, rèn luyện, thử thách để đáp ứng nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực cho Tòa án hai cấp. Cử cán bộ, công chức tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng đào tạo, các Hội nghị giải đáp vướng mắc, đối thoại bằng hình thức trực tuyến; rút kinh nghiệm công tác xét xử thông qua công tác kiểm tra, giải đáp, hướng dẫn công tác giải quyết xét xử các loại vụ án;...
Thứ tư, kiện toàn tổ chức bộ máy thanh tra để tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra, siết chặt kỷ cương, kỷ luật công vụ. Thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán. Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu đối với các vi phạm của công chức, người lao động trong phạm vi quản lý và thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong đơn vị.
Thứ năm, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính; công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước; quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước.
Thứ sáu, tiếp tục đổi mới thủ tục hành chính - tư pháp, đảm bảo công khai minh bạch các hoạt động của Tòa án; tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của bộ phận “hành chính tư pháp” để thực hiện cơ chế một cửa liên thông và đơn giản hóa việc tiếp nhận, hướng dẫn giải quyết yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, công dân trước và sau các phiên tòa, với phương châm “Vì nhân dân phục vụ”.
Thứ bảy, tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đổi mới thủ tục hành chính tư pháp, tập trung hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của bộ phận “hành chính tư pháp” để thực hiện cơ chế một cửa liên thông và đơn giản hóa việc tiếp nhận, hướng dẫn giải quyết yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, công dân trước và sau các phiên tòa; phần mềm Trợ lý ảo. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về tổ chức và hoạt động của Tòa án hai cấp.
Cuối cùng là tích cực triển khai các phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống TAND (13/9/1945 - 13/9/2025) và các ngày lễ lớn của đất nước. Tổ chức tổng kết phong trào thi đua và thực hiện bình xét, đề nghị khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lưu Tuấn Dũng, Chánh án TAND tỉnh Vĩnh Phúc đánh giá cao sự cố gắng nỗ lực của tập thể lãnh đạo, Thẩm phán và người lao động TAND hai cấp đã đạt được. Đồng thời Chánh án TAND tỉnh ghi nhận những ý kiến đóng góp của đại biểu tham luận tại hội nghị để hoàn chỉnh bổ sung kế hoạch, nhiệm vụ thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn.
Để nâng cao chất lượng hoạt động của TAND hai cấp trong thời gian tới, Chánh án TAND tỉnh yêu cầu cán bộ, người lao động TAND hai cấp tỉnh tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng; phẩm chất đạo đức lối sống; ý thức tổ chức kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ, nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm.
Nâng cao bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức Tòa án; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc mọi giải pháp, biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, xem đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để quyết tâm “Xây dựng TAND xứng đáng là biểu tượng của công lý, lẽ phải và niềm tin”....
Đồng thời tập trung quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả cao nhất các chủ trương, Nghị quyết của Đảng; chương trình công tác của TAND tối cao; Chỉ thị của Chánh án TAND tối cao về yêu cầu triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác TAND năm 2025.
Cũng tại Hội nghị, TAND tỉnh Vĩnh Phúc đã công bố Quyết định bổ nhiệm chức vụ Chánh tòa Dân sự TAND tỉnh cho đồng chí Bùi Thị Đoan Trang, Thẩm phán trung cấp (SN 1978, Phó Chánh án TAND TP Vĩnh Yên).
Nhân dịp này, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác của TAND hai cấp tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã được đón nhận các danh hiệu, phần thưởng của TAND tối cao. Đặc biệt, TAND huyện Tam Đảo được Đảng, Nhà nước tặng “Huân chương lao động hạng 3”.
Một số hình ảnh tại Hội nghị: