Ngy 08/03, TAND TP HCM tổ chức Hội nghị “Giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện thí điểm đổi mới, tăng cường ha giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hnh chính tại TAND hai cấp TP HCM”.
Thẩm phán TANDTC Tống Anh Hào phát biểu tại Hội nghị
Tham dự Hội nghị có ông Tống Anh Hào, Thẩm phán TANDTC; bà Ung Thị Xuân Hương, Chánh án TAND TP HCM; ông Trần Thế Lưu, Trưởng Ban nội chính Thành ủy TP HCM; cùng đại diện các sở, ban, ngành.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thẩm phán TANDTC Tống Anh Hào đã phân tích, hướng dẫn thực hiện hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Theo đó, hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án là hoạt động của hòa giải viên và đối thoại viên thực hiện nhằm hỗ trợ các bên thỏa thuận, thống nhất việc giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp khi có yêu cầu hoặc trước khi Tòa án thụ lý vụ việc theo quy định của pháp luật. Một vụ việc khi tham gia hòa giải sẽ được giải quyết một cách triệt để, không phải xét xử tái đi tái lại nhiều lần gây mất thời gian, công sức.
Bên cạnh đó, đội ngũ hòa giải viên, đối thoại viên là những người được tuyển chọn kỹ càng, thường là những Thẩm phán đã về hưu, những người đã từng là Kiểm sát viên, Điều tra viên, chuyên viên pháp lý trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, Thi hành án,.. là những người có kiến thức pháp luật, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, kinh nghiệm trong hòa giải, đối thoại, có uy tín trong cộng đồng.
Qua đó, chúng ta có thể thấy được việc tổ chức hòa giải, đối thoại tại Tòa án sẽ giúp các bên giải quyết mâu thuẫn bằng chính ý chí của mình tạo sự công bằng, thoải mái cho người tham gia phiên hòa giải chứ không phải là một phán quyết của tòa án thông qua phiên xét xử; qua đó, rút ngắn thời gian giải quyết vụ việc, tiết kiệm chi phí của Nhà nước và các bên, hàn gắn những rạn nứt trong các quan hệ xã hội, góp phần xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân.
Chánh án TAND TP HCM Ung Thị Xuân Hương phát biểu
Chánh án TAND TP HCM Ung Thị Xuân Hương cho biết, hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án là một mô hình tiên tiến, hiệu quả cho công tác xét xử. Tuy nhiên, việc triển khai hoạt động hòa giải còn nhiều khó khăn như các bên trong phiên hòa giải không hợp tác, người dân vẫn chưa quen với mô hình giải quyết tranh chấp mới này cũng như chi phí để triển khai hoạt động hòa giải, đối thoại tại các địa phương còn nhiều hạn chế.
Tại Hội nghị, ông Trần Thế Lưu, Trưởng Ban nội chính Thành ủy cùng một số đại biểu của các Trung tâm hòa giải, đối thoại ở quận, huyện cũng có một số ý kiến đóng góp cho hoạt đã báo cáo sơ lược việc thực hiện hoạt động thí điểm tại TP HCM từ ngày 01/11/2018 đến ngày /02/2019 cho thấy, sau 3 tháng thực hiện đề án các Trung tâm hòa giải, đối thoại đã hòa giải, đối thoại thành 80 vụ việc đạt tỷ lệ 39.27% tính trên tổng số đơn Tòa án chuyển sang Trung tâm. Đặc biệt trong các vụ hòa giải, đối thoại thành có 17 vụ tranh chấp về hôn nhân và gia đình, tranh chấp về tài sản chung vợ chồng và nuôi con (trong đó đã hòa giải vợ chồng đoàn tụ 383 vụ), đạt tỷ lệ 78.92%. Các các vụ án hòa giải, đối thoại thành khác có 290 vụ án tranh chấp dân sự, đạt tỷ lệ 18.35%. 19 vụ án kinh doanh, thương mại, đạt tỷ lệ 1.20%. 12 vụ tranh chấp lao động, đạt tỷ lệ 0.76%. 12 vụ đối thoại về hành chính, đạt tỷ lệ 0.76%.
Theo các kết quả trên có thể thấy mô hình hòa giải, đối thoại cần được phổ biến sâu, rộng đến mọi tầng lớp quần chúng nhân dân bằng cách tổ chức thêm các buổi Hội nghị giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách đồng thời đóng góp ý kiến xây dựng để hoàn thiện dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.