Ngy 25/02, TANDTC đã ban hnh Quyết định số 27/QĐ-TANDTC về kế hoạch kiểm tra cng tác triển khai thi hnh Luật Ha giải, đối thoại tại Ta án.
Nhằm kịp thời nắm bắt tiến độ và kết quả của TAND các địa phương về việc thực hiện các nhiệm vụ triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; đồng thời, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, để bảo đảm công tác triển khai thi hành Luật được thực hiện đúng, kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả; khảo sát đánh giá về thực tế và nhu cầu bố trí cơ sở vật chất phục vụ công tác hòa giải đối thoại tại Tòa án, từ thời điểm Luật có hiệu lực đến thời điểm kiểm tra…TANDTC đã thành lập 07 đoàn công tác kiểm tra việc thi hành luật này.
Yêu cầu công tác kiểm tra là phản ánh đúng, trung thực, cụ thể tình hình thực hiện các nhiệm vụ triển khai thi hành Luật, đặc biệt là công tác lựa chọn, xem xét, bổ nhiệm Hòa giải viên; cơ sở vật chất phục vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án và công tác tuyên truyền phổ biến Luật; kịp thời trao đổi các thông tin, đánh giá đầy đủ thực trạng, ưu điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các hoạt động triển khai thi hành Luật tại TAND các địa phương.
Địa điểm kiểm tra là một số địa phương đại diện ba miền Bắc Trung Nam chưa thực hiện thí điểm đổi mới tăng cường hòa giải, đối thoại; có nhiều vụ việc dân sự, hành chính; không thuộc những địa bàn đang có tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp. Công tác kiểm tra kết thúc trước ngày 06/03/2021.
Nội dung kiểm tra gồm: Thứ nhất là về công tác tuyên truyền, phổ biến Luật và văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, các hoạt động triển khai thi hành Luật. Trong đó cụ thể là kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan đơn vị truyền thông cùng cấp, tổ chức phổ biến tuyên truyền Luật và văn bản quy định chi tiết thi hành Luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; kiểm tra việc thực hiện các quy trình tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu xác định vụ việc đủ điều kiện hòa giải đối thoại tại Tòa án; phân công Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại đối với mỗi vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; giao nhận hồ sơ vụ việc trong quá trình hòa giải, đối thoại và trong quá trình xem xét công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án; hoạt động quản lý theo dõi vụ việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án; hoạt động quản lý danh sách Hòa giải viên; việc cấp và sử dụng thẻ Hòa giải viên; kết quả giải quyết vụ việc của Hòa giải viên; hoạt động lưu trữ các giấy tờ tài liệu trong quá trình hòa giải đối thoại tại Tòa án và công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ hòa giải đối thoại của Hòa giải viên tại Tòa án theo từng tháng.
Thứ hai là về công tác tuyển chọn, bồi dưỡng bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án, trong đó kiểm tra tiến độ và công tác lựa chọn, quy trình xem xét, bổ nhiệm Hòa giải viên; kiểm tra số lượng danh sách Hòa giải viên đã được bổ nhiệm; kiểm tra công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Thứ ba là kiểm tra về bố trí cơ sở vật chất, sắp xếp, bố trí, diện tích phòng hòa giải, đối thoại và phòng làm việc của Hòa giải viên, các điều kiện cơ sở vật chất khác; kiểm tra hoạt động thu tạm ứng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án; việc thu chi và quyết toán chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Thứ tư là khảo sát cơ sở vật chất, trong đó khảo sát hiện trạng trụ sở làm việc, diện tích việc bố trí thực hiện các hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án; khảo sát thực trạng về tài sản của các đơn vị và nhu cầu về thiết bị làm việc của Hòa giải viên và phục vụ hoạt động hòa giải, đối thoại; khảo sát thực trạng và nhu cầu biên chế Hòa giải viên theo số lượng án thụ lý thực tế cần hòa giải, đối thoại tại địa phương.
Các đoàn sẽ kiểm tra TAND 10 tỉnh thành phố và một đến hai đơn vị Tòa án cấp huyện tại mỗi địa phương. 10 tỉnh, thành phố bao gồm 6 tỉnh miền Bắc: Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình và Nam Định; các tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và miền Nam là Bạc Liêu và Bình Phước.
Mỗi đoàn gồm từ 3 đến 5 người do một lãnh đạo TANDTC hoặc một Thẩm phán TANDTC làm trưởng đoàn; đại diện Ban chỉ đạo triển khai thi hành Luật; đại diện Vụ Pháp chế và quản lý khoa học; Vụ Kế hoạch tài chính; thư ký Thẩm phán là thành viên. Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ giám đốc kiểm tra II hoặc Vụ Giám đốc kiểm tra III cử người tham gia các đoàn nếu xét thấy cần thiết. TANDTC mời đại diện của Bộ Tài chính tham gia một số đoàn kiểm tra.