Để triển khai Luật Ha giải, đối thoại tại Ta án c hiệu quả từ 01/01/ 2021, thời gian qua TAND các địa phương đã tích cực chuẩn bị về cơ sở vật chất, tuyển chọn Ha giải viên (HGV). Đồng thời, TANDTC đã tổ chức kha bồi dưỡng nghiệp vụ ha giải, đối thoại tại Ta án cho các HGV bằng hình thức trực tuyến đến 643 điểm cầu trên ton quốc.
Khóa bồi dưỡng đã cụ thể hóa việc đưa Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án vào cuộc sống, góp phần giải quyết một cách hiệu quả, nhanh chóng các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính vì một nền tư pháp ngày càng tiến bộ, gần dân.
Tại 643 điểm cầu trên toàn quốc, các HGV đã được nghe Thẩm phán TANDTC giới thiệu cụ thể, chi tiết về Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và các văn bản thi hành; truyền đạt các Kỹ năng hòa giải tranh chấp dân sự; Kỹ năng đối thoại khiếu kiện hành chính; đồng thời giải đáp các thắc mắc để HGV có thêm kinh nghiệm, kiến thức khi trực tiếp hòa giải, đối thoại trong các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính.
Ông Phạm Như Hưng, Phó Giám đốc Học viện Tòa án – đơn vị tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho HGV cho biết: "Người được lựa chọn làm HGV phải có chứng chỉ nghiệp vụ lớp bồi dưỡng tại Học viện Tòa án. Những người tham gia được bồi dưỡng chuyên môn sẽ đạt được chất lượng hòa giải cao. Vì hòa giải không chỉ am hiểu các quy định pháp luật mà còn liên quan đến kiến thức chuyên môn, kỹ năng hòa giải, nên các công việc liên quan đến bồi dưỡng nghiệp vụ cho HGV là rất cần thiết".
TAND thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua số lượng các vụ việc luôn gia tăng và tạo áp lực rất lớn cho Thẩm phán, Thư ký. Triển khai thực hiện Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án, chắc chắn sẽ giúp giảm tải một khối lượng công việc không nhỏ. Do đó quá trình tuyển chọn và bồi dưỡng HGV - những người đóng vai trò quan trọng để thực thi Luật được đặc biệt chú trọng.
Ông Nguyễn Trần Tưởng, một HGV của TAND thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cũng cho rằng, TANDTC tập huấn nghiệp vụ về hòa giải là rất cần thiết, qua đó, giúp HGV có thêm kinh nghiệm, nhiều bài học quý để giúp ích cho công việc.
Theo PGS- TS Phạm Minh Tuyên, Chánh án TAND tỉnh Bắc Ninh, kết quả hòa giải do chính các Thẩm phán quyết định, không phải HGV. Thẩm phán là chức danh tư pháp được nhà nước bổ nhiệm, nên việc Thẩm phán ra quyết định công nhận thì quyết định có giá trị pháp lý và được thực thi quyết định của Tòa án.
Tuy nhiên trong bối cảnh biên chế cho hệ thống Tòa án thiếu lại thực hiện chủ trương không tăng biên chế, kinh phí hoạt động còn hạn hẹp, thì đây là khó khăn chung mà các Tòa án cần khắc phục. Hiện nay TANDTC tiếp tục phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi cho các Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án hoạt động.
Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Du, Trưởng Ban chỉ đạo triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án cũng cho hay, chi phí cho HGV mục tiêu là sẽ khoán các vụ việc cụ thể, không cấp theo lương. Quá trình giải quyết được vụ nào sẽ trả chi phí cho vụ án đó. Do vậy sẽ có HGV làm nhiều, hưởng thù lao nhiều hơn. Đây là phần hỗ trợ của nhà nước đối với HGV. Vì các HGV cũng là các cán bộ đã nghỉ hưu, có lương nên HGV thực hiện được đến đâu thì Tòa án sẽ thực hiện quy định của Chính phủ để trả theo vụ việc cụ thể.
Hòa giải, đối thoại tại Tòa án góp phần hàn gắn những mâu thuẫn, rạn nứt, nâng cao ý thức pháp luật, ngăn ngừa các tranh chấp trong tương lai, tạo sự đồng thuận và xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân... Với cách thức thân thiện, đồng thuận trên nguyên tắc chia sẻ, cảm thông, cao thượng, “hai bên cùng thắng”, bảo đảm hiệu lực thi hành thỏa thuận của các bên bằng quyền lực của Nhà nước, góp phần giảm tải công việc và áp lực đối với công tác xét xử của Tòa án, tiết kiệm được chi phí, công sức, thời gian của Nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân, đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp.
Hiện nay, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã đi vào cuộc sống, tạo ra phương thức giải quyết tranh chấp mới, trong đó đương sự là chủ thể chính, là người thiết kế quy trình, đề xuất phương án, quyết định kết quả. HGV đóng vai trò kết nối nhằm hướng đến sự đồng thuận của các bên; giúp cho các đương sự hiểu, thông cảm với nhau, giảm bớt mâu thuẫn, tranh chấp, ngăn ngừa tội phạm có nguồn gốc từ tranh chấp, khiếu kiện.