Ngy 12/10, TANDTC phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến gp ý cho dự thảo Báo cáo nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên ta hình sự sơ thẩm.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến đã điểm lại lịch sử quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Trong suốt chặng đường dài 25 năm qua, Nhật Bản đã hỗ trợ TANDTC Việt Nam xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là vấn đề tranh tụng, tăng cuờng áp dụng án lệ; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ công cuộc cải cách tư pháp.
Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến phát biểu khai mạc hội thảo
Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến cho biết, tranh tụng là thành tựu của nền văn minh nhân loại, không chỉ thể hiện bản chất nhân đạo mà còn phản ánh xu hướng phát triển dân chủ và tiến bộ của tố tụng hình sự. Tranh tụng đã được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu và được ghi nhận tại Điều 10 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 10/12/1948 với nội dung “Mọi người đều có quyền hoàn toàn ngang nhau được phát biểu bình đẳng và công khai trước Tòa án độc lập và không thiên vị, nơi quyết định các quyền và nghĩa vụ của mình hoặc về việc buộc tội mình có cơ sở trước Tòa".
Hội thảo lần này được xây dựng dựa trên Báo cáo nghiên cứu của nhóm công tác về nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thấm, trong đó so sánh điểm giống và khác nhau về tranh tụng giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Nhật Bản. Nhóm nghiên cứu được thành lập từ năm 2018, bao gồm đại diện đến từ hệ thống TAND, VKSND và luật sư, đại diện không chỉ cơ quan quản lý ở cấp trung ương, mà có cả các đại diện cấp địa phương, là những người có rất nhiều kinh nghiệm, hàng ngày giải quyết các công việc cụ thể trong lĩnh vực luật pháp, tư pháp và tố tụng.
Trong gần 2 năm làm việc, nhóm công tác đã tổ chức nhiều cuộc họp để triển khai công tác nghiên cứu lý thuyết, tập hợp kinh nghiệm và các vấn đề thực tiễn, thảo luận đề cương và xây dựng báo cáo.
Tháng 11/2019, nhờ có sự giúp đỡ của Dự án, nhóm công tác đã có chuyến khảo sát nghiên cứu tại Nhật Bản, trực tiếp gặp gỡ với các Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư, làm việc với các chuyên gia của Bộ tư pháp Nhật Bản, tham dự phiên tòa, thăm và làm việc tại Viện công tố, hãng luật. Chuyến đi này cung cấp cho nhóm công tác nhiều thông tin quý báu, cả từ góc độ lý thuyết và thực tiễn, làm cơ sở nền tảng để xây dựng và hoàn thiện báo cáo.
Toàn cảnh hội thảo
Dự thảo để các đại biểu góp ý tại hội thảo lần này là Dự thảo 3, là kết quả làm việc của tất cả các thành viên nhóm qua hàng chục lần sửa đổi, bổ sung. Tại buổi hội thảo, các đại biểu nghe các thành viên nhóm trình bày bức tranh tổng quát về khái niệm “tranh tụng” của các nước theo truyền thống pháp luật khác nhau trên thế giới, so sánh tố tụng tranh tụng và tố tụng xét hỏi. Các Thẩm phán, Kiểm sát viên và Luật sư nêu ra những tồn tại, đồng thời đề xuất những cải cách theo hướng tăng cường tranh tụng tại phiên tòa.
Tại hội thảo, nhóm nghiên cứu trình bày các đề xuất mà nhóm đưa ra thời điểm hiện tại, tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu để hoàn thiện báo cáo nhằm hoàn thiện báo cáo về tăng cường yếu tố tranh tụng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Dự án JICA giai đoạn 3 sẽ kết thúc vào tháng 3/2021.