Đời sống

Tăng cường phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân

Nhật Minh - Tuyết Hồng 12/03/20 21:18

Ngày 12/3, tại trụ sở Bộ Tư pháp đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) và Cục Báo chí, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông).

Đến dự và chứng kiến Lễ ký kết Chương trình phối hợp có các đồng chí: Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT). Tham dự buổi lễ còn có đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT, Bộ Tư pháp, và các cơ quan báo chí.

7 nội dung phối hợp công tác giai đoạn 20-2027

1a.jpg

Tại buổi lễ, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và Cục Báo chí đã thống nhất nội dung phối hợp công tác theo hai giai đoạn 20-2027 và 20-2028.

Cụ thể, trong giai đoạn từ 20-2027, nội dung phối hợp công tác tập trung vào các nội dung sau:

Thứ nhất, tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án, chương trình, kế hoạch về truyền thông chính sách, PBGDPL gắn với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi đơn vị.

Thứ hai, chỉ đạo các cơ quan báo chí tham gia thực hiện truyền thông chính sách, PBGDPL, thông tin về hoạt động PBGDPL với những nội dung: Phổ biến, truyền thông về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; quan điểm, chủ trương, chính sách trong các văn bản pháp luật mới ban hành; thành tựu trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp của Việt Nam; Các chính sách có tác động lớn đến xã hội, nhất là những vấn đề khó, nhạy cảm, có ý kiến khác nhau trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027”; những quy định liên quan đến các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận thuộc phạm vi quản lý nhà nước của hai đơn vị; Kết quả hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp từ trung ương đến địa phương; Thông tin chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện công tác PBGDPL, truyền thông chính sách pháp luật; Giáo dục, vận động người dân xây dựng ý thức tìm hiểu pháp luật và chấp hành pháp luật; thông tin, phản ánh tình hình dư luận xã hội, tâm tư nguyện vọng của Nhân dân đối với các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý của hai đơn vị; Gương người tốt, việc tốt; các điển hình tiên tiến trong xây dựng, thi hành pháp luật, truyền thông chính sách, PBGDPL; giới thiệu, phổ biến rộng rãi các mô hình PBGDPL mới có hiệu quả và thiết thực; Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nhiệm vụ chính trị, pháp lý khác; Định hướng thông tin tuyên truyền, xử lý những dấu hiệu khủng hoảng truyền thông chính sách.

Thứ ba, phối hợp thực hiện nhiệm vụ truyền thông chính sách, pháp luật theo Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách gắn với việc triển khai có hiệu quả Quyết định số 407/QĐ-TTg.

Thứ tư, tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu kỹ năng, nghiệp vụ về truyền thông chính sách, PBGDPL cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật trung ương, công chức pháp chế các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin, báo chí ở trung ương.

Thứ năm, triển khai cung cấp, chia sẻ thông tin phổ biến, truyền thông chính sách pháp luật trên Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia; thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL, truyền thông chính sách pháp luật.

Thứ sáu, phối hợp cung cấp, chia sẻ thông tin về tin, bài truyền thông chính sách pháp luật, PBGDPL được báo chí đăng nhằm kịp thời nắm bắt, tham mưu nội dung cần triển khai bảo đảm hiệu quả, chất lượng.

Thứ bảy, tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả phối hợp trên cơ sở Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hằng năm; nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phối hợp của hai bên.

Giai đoạn 20-2028, công tác phối hợp tập trung vấn đề quyền con người

Cũng tại buổi lễ, Cục PBGDPL và Cục Thông tin đối ngoại đã thống nhất nội dung phối hợp giai đoạn 20-2028, tập trung vào các hoạt động sau đây:

Thứ nhất, phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn công tác thông tin đối ngoại trong triển khai Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR), Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (CAT), pháp luật Việt Nam về hai lĩnh vực này cho các bộ, ngành, địa phương.

Thứ hai, phối hợp tổ chức các hội nghị tập huấn về: nội dung Công ước ICCPR và Công ước CAT; pháp luật Việt Nam về hai lĩnh vực này cho các cán bộ, công chức làm công tác thông tin đối ngoại ở trung ương và địa phương; kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội cho cán bộ, công chức làm công tác thông tin đối ngoại ở trung ương và địa phương; pháp luật về quyền con người cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; các khóa đào tạo trực tuyến mở, đại trà (MOOCs) các Công ước quốc tế về quyền con người; chính sách, pháp luật của Việt Nam về quyền con người… cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, lực lượng làm công tác truyền thông.

Thứ ba, phối hợp truyền thông về Công ước ICCPR, Công ước CAT và thành tựu của Việt Nam như: Xây dựng các sản phẩm truyền thông, phát triển dữ liệu truyền thông về Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và kết quả thực thi ở Việt Nam, số hóa, tích hợp vào cơ sở dữ liệu dùng chung về quyền con người; cung cấp thông tin cho báo chí và định hướng dư luận trước, trong và sau Phiên bảo vệ Báo cáo quốc gia thực thi Công ước ICCPR và CAT.

Thứ tư, trao đổi tin, bài, dữ liệu truyền thông để đăng tải trên các nền tảng truyền thông của Cổng thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia và Cổng thông tin đối ngoại quốc gia Vietnam.vn.

Thứ năm, phối hợp truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội cho các đối tượng làm công tác thông tin đối ngoại ở trong và ngoài nước như: Lồng ghép truyền thông dự thảo chính sách pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật của Việt Nam trong tham mưu thực hiện các hoạt động thông tin đối ngoại ở địa bàn ngoài nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam; Phối hợp cung cấp thông tin, đánh giá của dư luận báo chí nước ngoài về nội dung chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, công tác tổ chức thi hành pháp luật nói chung, PBGDPL nói riêng theo định kỳ.

Cũng tại buổi lễ, lãnh đạo 3 đơn vị cũng thống nhất phân công trách nhiệm cụ thể cho các bên trong triển khai thực hiện các chương trình phối hợp.

Phát biểu tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp và Bộ TT&TT đều đánh giá cao đề xuất xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phối hợp công tác của các đơn vị; qua đó, tăng cường hiệu quả phối hợp công tác trong thực hiện nhiệm vụ, kịp thời thông tin pháp luật đến người dân trong nước và bạn bè quốc tế; đồng thời, tận dụng được nguồn lực, thế mạnh của các đơn vị.

2a.jpg
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh phát biểu tại lễ ký kết chương trình phối hợp công tác.

Lãnh đạo 2 Bộ tin tưởng các đơn vị sẽ triển khai chương trình phối hợp một cách chặt chẽ, bài bản, tích cực và thường xuyên. Thông qua các nội dung phối hợp sẽ góp phần thúc đẩy Cục PBGDPL (Bộ Tư pháp), Cục Báo chí, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ TT&TT) thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành Tư pháp, TT&TT theo đúng phương châm của Chính phủ “kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”.

3a.jpg
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại Lễ ký kết chương trình phối hợp công tác

Tại buổi lễ, các đồng chí: Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp; Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí và Phạm Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ TT&TT đã ký kết các chương trình phối hợp công tác. Việc ký kết này sẽ đánh dấu bước phát triển mới trong công tác phối hợp giữa các đơn vị nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị cũng như của hai Bộ, ngành.

4a.jpg
Đại diện của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) và Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông)ký kết chương trình phối hợp công tác.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường phối hợp cng tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân