Năm 20, tăng trưởng của ngành xây dựng ước đạt 7,8 - 8,2%, vượt kế hoạch đặt ra là 6,4 - 7,3%. Đây cũng là kết quả cao nhất mà ngành xây dựng đạt được kể từ năm 2020 đến nay và trở thành động lực dẫn dắt cho tăng trưởng GDP chung của nền kinh tế.
Ngay từ đầu năm 20, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Xây dựng với nhiều cách làm sáng tạo, chỉ rõ các mục tiêu, công việc ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm. Các đơn vị trong Bộ chủ động xây dựng kế hoạch năm và nhanh chóng triển khai, theo đó đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Cụ thể, năm 20, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ngành xây dựng ước đạt 7,8% - 8,2%. Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 44,3%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao là 43,7%. Tỷ lệ dân số khu vực đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung khoảng 94%. Tỷ lệ thu gom xử lý nước thải là 18%. Diện tích nhà ở bình quân cả nước là 26,5m2 sàn/người. Số lượng căn hộ nhà ở xã hội được hoàn thành là 21.000 căn. Tỷ lệ lập quy hoạch chung đô thị đạt 100%.
Hầu hết sản lượng sản xuất và tiêu thụ các vật liệu xây dựng chủ yếu đều tăng trong năm 20. Riêng ngành xi măng, sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ đều đạt khoảng 91 triệu tấn…
Tăng trưởng và tỷ lệ đô thị hóa cũng là 2 chỉ tiêu mà Bộ Xây dựng hoàn thành vượt kế hoạch theo Chương trình thực hiện Nghị quyết 01.
Tính đến hết ngày 09/12/20, Bộ hoàn thành 148 nhiệm vụ, tiếp tục triển khai thực hiện 88 nhiệm vụ; Trả lời khoảng 160 kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội có nội dung liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành xây dựng; Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, làm việc với ba tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Tiền Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng, hạ tầng, nhà ở và xuất nhập khẩu trên địa bàn.
Công tác hoàn thiện thể chế được quan tâm đặc biệt và là điểm sáng, thể hiện sự quyết tâm, đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành của Bộ Xây dựng. Nổi bật là việc đã được Quốc hội XV thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn tại Kỳ họp thứ 8; được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 đối với 2 dự án Luật (Luật Quản lý phát triển đô thị và Luật Cấp, thoát nước), dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).
Cùng đó, khi các Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực sớm từ 1/8/20, Bộ Xây dựng đã khẩn trương, kịp thời trình Chính phủ ban hành 5 nghị định, 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản bảo đảm có hiệu lực đồng thời với Luật Đất đai.
Năm 20, Bộ Xây dựng đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản, doanh nghiệp, nhờ đó thị trường bất động sản đã có những chuyển biến tích cực, vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.
Đến nay, thị trường bất động sản cơ bản đã tăng trưởng về mức độ quan tâm, tìm kiếm thông tin về bất động sản của khách hàng, nhà đầu tư; lượng giao dịch đối với loại hình căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ và đất nền có xu hướng tăng.
Nguồn cung bất động sản sau một thời gian còn hạn chế đang có dấu hiệu chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Lãi suất ngân hàng được điều chỉnh giảm, các chủ đầu tư đưa ra nhiều chính sách có lợi cho người mua nhà cũng giúp gia tăng niềm tin khách hàng, thanh khoản trên thị trường.
Bộ Xây dựng đã chủ động đề xuất nhiều giải pháp để nỗ lực đẩy mạnh Đề án đầu tư ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030; trong đó, đã tham mưu lãnh đạo Chính phủ tổ chức nhiều hội nghị, cuộc họp để chỉ đạo triển khai, giải quyết khó khăn vướng mắc, giao chỉ tiêu cho từng địa phương thực hiện. Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn cả nước có 622 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 565.177 căn.
Tuy nhiên, ngành xây dựng vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ nền kinh tế thế giới, kinh tế trong nước nói chung và các vấn đề nội tại của ngành nói riêng.
Mặc dù tăng trưởng ngành xây dựng năm 20 là động lực chính cho tăng trưởng chung của nền kinh tế, nhưng phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi của thị trường bất động sản, tiến độ tháo gỡ vướng mắc, triển khai các dự án đầu tư công.
Năm 2025, Bộ Xây dựng xác định là năm cuối để toàn ngành xây dựng quyết tâm tăng tốc, hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, hòa mình vào tâm thế tự tin của đất nước, Đảng, Chính phủ bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hướng đến năm 2025, ngành xây dựng phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc tối thiểu 45%; Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 95%; Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch tại các đô thị khoảng %; Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đạt 18,5%; Diện tích nhà ở bình quân 27m2 sàn/người; Số lượng căn hộ nhà ở xã hội hoàn thành ước trên 100.000 căn.