Giao thông

Thanh, thiếu niên lạng lách, đánh võng: Đừng để tai nạn rồi mới nói "giá như"

Thanh Phương 29/07/20 - :11

Thời gian gần đây, qua số liệu thống kê xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông của Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hoà Bình cho thấy, số các vụ việc vi phạm pháp luật về giao thông trên địa bàn tỉnh do người chưa đủ 18 tuổi gây ra có xu hướng tăng và có diễn biến phức tạp.

Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm 20, Cảnh sát giao thông Công an tỉnh đã xử lý 48 vụ thanh thiếu niên, hầu hết là học sinh có hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy rú ra, nẹt pô, lạng lách đánh võng trên đường, tạm giữ 5 đối tượng, 42 xe mô tô.

xemay.jpg
Thanh, thiếu niên vi phạm giao thông ngày một gia tăng

Không khó để bắt gặp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trên địa bàn thành phố Hoà Bình những trường hợp người chưa đủ tuổi, trong đó có nhiều em học sinh điều khiển phương tiện giao thông theo quy định, hoặc không đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe điện, hoặc các em đi lại lạng lách đánh võng, rú ga, nẹt pô, gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Cũng đã có nhiều vụ tai nạn giao thông do người chưa đủ tuổi hoặc không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông gây ra trên địa bàn tỉnh, cướp đi sinh mạng của ngay chính người điều khiển và cả những người khác gây rung động xã hội. Hiện trường các vụ tai nạn đã để lại những ám ảnh cho gia đình, người thân và những người chứng kiến.

Trong đó, cơ quan chức năng đã lấy vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại xã Mông Hoá, thành phố Hoà Bình, do Nguyễn Tùng D. sinh năm 2005 điều khiển chở 2 bạn phía sau đâm vào xe của Bùi Hữu S. sinh năm 1985 điều khiển chở phía sau 1 người, hậu quả làm 1 ngưởi tử vong, 3 người bị thương để tuyên truyền, cảnh báo.

tainanhb.jpg
Hậu quả của tai nạn giao thông là rất lớn, kéo dài

Nguyên nhân trực tiếp của các vụ tai nạn giao thông là do người chưa đủ tuổi thiếu hiểu biết về pháp luật, hoặc có hiểu biết nhưng không chấp hành, hoặc thiếu kỹ năng lái xe an toàn. Ngoài ra, nhiều người còn cố tình thực hiện những hành vi mà bản thân họ biết rõ là pháp luật cấm, như lạng lách đánh võng, điều khiển phương tiện sau khi đã uống rượu, bia…

Sâu xa của những hành vi đó, chúng ta không thể không thấy trong các vụ việc trên có trách nhiệm của cha mẹ, là những người thân trong gia đình trực tiếp nuôi dưỡng, dạy dỗ các em.

Trước hết, cha mẹ cần là tấm gương chấp hành luật giao thông. Thái độ ứng xử, thói quen cầm lái, ý thức chấp hành quy định pháp luật của cha mẹ luôn được trẻ em nhìn thấy ngay từ khi còn nhỏ. Những hành vi chấp hành pháp luật của cha mẹ tác động trực tiếp đến suy nghĩ và hành động của các em, như những hình ảnh được lặp đi lặp lại thường xuyên.

Phụ huynh cũng cần phải hướng dẫn các em kỹ năng tham gia giao thông an toàn, từ lúc các em tham gia giao thông bằng hình thức đi bộ, đến khi đủ tuổi điều khiển xe đạp và các phương tiện giao thông khác.

Các bậc cha mẹ không để con em mình điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe và kinh nghiệm xử lý tình huống. Sự dễ dãi, bất cẩn trong quản lý phương tiện, thậm chí không thấy được hậu quả của hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển trên thực tế đã dẫn tới nhiều các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả thiệt hại cả về người và tài sản. Khi đó, việc nghĩ lại của người giao xe đã muộn. Pháp luật cũng đã xác định rõ trách nhiệm pháp lý của người điều khiển phương tiện khi chưa đủ điều kiện, và cả của người giao xe cho người đó

Luật sư Trịnh Thị Tuấn (Công ty Luật Sao Việt), cho biết: Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm hiện hành, hành vi điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định; giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ là các hành vi bị nghiêm cấm. Pháp luật quy định rõ trách nhiệm dân sự và cả hình sự của chủ phương tiện khi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển.

Việc giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định thì chủ sở hữu cũng bị xử lý. Trường hợp nếu để xảy ra tai nạn giao thông chết người, thì người cho mượn phương tiện bị xử lý "Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ" quy định tại Điều 264 Bộ luật Hình sự năm 20 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), khung hình phạt cao nhất lên tới 7 năm tù giam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thanh, thiếu niên lạng lách, đánh vng: Đừng để tai nạn rồi mới ni "giá như"