Thắt chặt đầu tư cng

congly.com.vn| 13/04/2012 10:47
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trong phiên thảo luận ở tổ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-20; Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 v kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012; vấn đề đầu tư cng, nợ cng được các đại biểu Quốc hội thảo luận si nổi.


Một số đại biểu cho rằng: Hiện nay, lạm phát của Việt Nam đang đứng ở mức cao. Giá cả nhiều mặt hàng tăng chóng mặt khiến đời sống người dân gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã nộp đơn xin phá sản vì không có kinh phí để sản xuất hoặc sản xuất không có lãi. Điều này kéo theo hệ luỵ là doanh nghiệp sẽ mất thị phần, lao động không có việc làm… Vì vậy chúng ta cần phải tái cấu trúc nền kinh tế, các ngân hàng, tập đoàn, doanh nghiệp. Trong đó đưa ra những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ để tiếp tục sản xuất; có biện pháp tạo việc làm cho lao động.

Quy hoạch đất cho các khu công nghiệp rồi... để đấy. Ảnh: X.H

Lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở nông thôn và thu nhập thấp. Nhiều người từ nông thôn ra thành thị nhưng không tìm kiếm được việc làm vì nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động. Chính vì vậy, cần phải có những giải pháp để lạm phát giảm xuống dưới 10%, giá cả các mặt hàng hạ, tạo mặt bằng lãi suất phù hợp cho doanh nghiệp vay để duy trì, ổn định và phát triển sản xuất.


Mục tiêu mà Chính phủ đưa ra từ nay đến năm 20 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, thực hiện được mục tiêu này không dễ dàng vì hiện nay, nợ công của Việt Nam đã lên tới 58% GDP. Một số đại biểu cho rằng, việc quản lý đầu tư công còn lỏng lẻo, nhiều dự án, công trình xây dựng dàn trải, bỏ hoang hoặc hoạt động không hiệu quả. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã chỉ ra có tới 333 dự án được khởi công mới sai đối tượng, không thuộc danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ.


Các đại biểu kiến nghị, cần có biện pháp để cắt giảm đầu tư công, những dự án không có hiệu quả thì cần phải ngừng đầu tư. Ngoài ra, chúng ta cần có một chính sách chặt chẽ về quản lý đất đai vì hiện nay, nhiều nguồn vốn, kinh phí của Nhà nước có liên quan đến đất đai lại rơi vào túi những cá nhân, đơn vị trục lợi. Để thực hiện được điều này, cần phải có một cơ chế chính sách, hành lang pháp luật thông thoáng, tạo điều kiện cho người dân và nhà đầu tư nước ngoài đóng góp kinh tế vào những công trình, dự án công.


Trung Nguyễn

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thắt chặt đầu tư cng