Chánh án TANDTC Nguyễn Ha Bình vừa ký ban hnh Quyết định số 276/QĐ-CA cng bố (02) án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán TANDTC thng qua ngy 13/8/2020. Các án lệ ny áp dụng kể từ ngy /11/2020 tới đây.
Ngày 13/8/2020, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã thảo luận về các bản án, quyết định được đề xuất, lựa chọn làm án lệ. Sau khi thảo luận, đánh giá, phân tích một cách chi tiết đối với từng quyết định giám đốc thẩm được đề xuất, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã quyết định chọn 02 quyết định giám đốc thẩm làm án lệ.
Theo Quyết định của Chánh án TANDTC, Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng các án lệ trong xét xử kể từ ngày /11/2020. Việc áp dụng án lệ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.
Cụ thể như sau:
ÁN LỆ SỐ 38/2020/AL1 về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
Án lệ được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 13/8/2020 và được công bố theo Quyết định số 276/QĐ-CA ngày 02/10/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 28/2019/DS-GĐT ngày 12/11/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “Kiện đòi tài sản” tại tỉnh Lâm Đồng giữa nguyên đơn là bà Tô Thị M và bị đơn là cụ Nguyễn Thị Đ, bà Phạm Thị H, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 09 người.
Vị trí nội dung án lệ: Đoạn 2 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung án lệ:
- Tình huống án lệ: Sau khi tài sản là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đã được phân chia bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì có người khác (không phải là đương sự trong vụ án đó) khởi kiện đòi quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đó.
- Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, Tòa án không thụ lý vụ án mới. Người có yêu cầu đòi quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ: Điểm c khoản 1 Điều 192, điểm g khoản 1 Điều 217, khoản 2 Điều 327, khoản 1 Điều 353 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 20.
Từ khóa của án lệ: “Tài sản được phân chia bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật”; “Kiện đòi tài sản”; “Không thụ lý vụ án mới”.
ÁN LỆ SỐ 39/2020/AL1 về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do điều kiện không thể xảy ra.
Án lệ được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 13/8/2020 và được công bố theo Quyết định số 276/QĐ-CA ngày 02/10/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 29/2019/DS-GĐT ngày 12/11/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp hợp đồng ở nhờ nhà ở” tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa nguyên đơn là cụ Trần Vân C với bị đơn là ông Nguyễn Công H, bà Trần Thị C1 và Công ty TNHH một thành viên Du lịch T; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 03 người.
Vị trí nội dung án lệ: Đoạn 1 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung của án lệ:
- Tình huống án lệ: Người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (bên bán) cam kết sau khi mua hóa giá nhà của nhà nước sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà cho bên mua. Bên bán đã nhận tiền và giao nhà cho bên mua nhưng sau đó Nhà nước không hóa giá và không công nhận quyền sở hữu nhà.
- Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, phải xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà là giao dịch dân sự có điều kiện nhưng vô hiệu do điều kiện của hợp đồng không thể xảy ra.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ: Điều 23 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 (tương ứng với khoản 6 Điều 406 Bộ luật Dân sự năm 2005, khoản 6 Điều 402 Bộ luật Dân sự năm 20); Điều 21 Luật Nhà ở năm 2005 (tương ứng với Điều 10 Luật Nhà ở năm 2014); Điều 256 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 166 Bộ luật Dân sự năm 20).
Từ khóa của án lệ: “Giao dịch dân sự có điều kiện”; “Điều kiện không xảy ra”; “Giao dịch vô hiệu”.