Thị trường bất động sản 20 chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng, phải mất thêm thời gian để chờ đợi chính sách hỗ trợ ngấm và sẽ tiếp tục tiến trình “lửa thử vàng” đối với các chủ đầu tư, người mua và tất cả các bên tham gia vào thị trường bất động sản.
Đã có rất nhiều đơn vị nghiên cứu, chuyên gia đưa ra dự báo về thời điểm phục hồi của thị trường bất động sản trong năm 20. Tuy vậy, vẫn chưa có dự báo nào “khoanh” được thời điểm rõ ràng bởi thị trường phản ứng với các chính sách hỗ trợ tương đối yếu ớt. Thị trường 20 vì vậy cũng phải mất thêm thời gian để chờ đợi chính sách hỗ trợ ngấm và mức độ hồi phục của các doanh nghiệp đến đâu.
Nhận định về thị trường bất động sản năm 20, chuyên gia của DKRA Group cho rằng, trong ngắn hạn, thị trường khó có những chuyển biến theo hướng tích cực mà sẽ tiếp tục tiến trình “lửa thử vàng” đối với các chủ đầu tư, người mua và tất cả các bên tham gia vào thị trường bất động sản.
Năm ngoái, với chính sách gỡ vướng về trái phiếu bất động sản của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp đã có thể giãn, hoãn kỳ đáo hạn trái phiếu, dùng tài sản để thanh toán.
Tuy vậy, ở thời điểm các thương vụ gia hạn trái phiếu thành công, nhiều chuyên gia đánh giá là việc chuyển rủi ro nợ về tương lai. Đầu năm 20, Nghị định 08 hết hiệu lực và quay lại áp dụng Nghị định 65, có thể nhiều doanh nghiệp phải lo lắng cho các khoản nợ trái phiếu đáo hạn sắp tới. Dễ nhận thấy, các chính sách hỗ trợ đúng thời điểm sẽ giúp cho thị trường hồi sức nhanh, nhưng cũng để lại “phản ứng phụ” nếu các doanh nghiệp tái cấu trúc không thành.
Thực tế, theo thống kê mới nhất từ Công ty chứng khoán Yuanta, lượng trái phiếu đáo hạn trong năm 20 tương đối lớn với hơn 297.000 tỉ đồng đã tới hạn, trong đó nhóm bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn với khoảng 123.000 tỉ đồng tới hạn. Rõ ràng, kênh huy động vốn từ trái phiếu (chiếm tới 30% vốn vay của các doanh nghiệp bất động sản) vẫn tiềm ẩn rủi ro và chưa có giải pháp hữu hiệu thực sự mang tính đột phá để giải quyết.
Thị trường BĐS năm 20 đang được đặt kỳ vọng nhiều hơn vào sự thay đổi tích cực từ pháp lý. Đầu năm nay, Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi chính thức có hiệu lực giúp bất động sản thông thoáng hơn về cơ chế. Sự ổn định của hệ thống luật sẽ giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư có được góc nhìn rõ ràng hơn trong chiến lược của mình nhất là các nhà đầu tư nước ngoài đã sẵn sàng nguồn tiền để “bắt đáy” bất động sản Việt Nam. Vấn đề còn lại là mức độ chuyển hóa từ chính sách đến thực tế đến đâu.