HoREA nhận định, thị trường BĐS đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, dự báo sẽ phục hồi rõ nét vào cuối năm 20 và trở lại bình thường vào khoảng giữa năm 2025 trở đi
Hiệp hội bất động sản (BĐS) TP. Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết, từ năm 2017 - 2023 thì từ 2020 - 2023 là giai đoạn khó khăn nhất của thị trường BĐS.
Nguyên nhân do tác động của đại dịch COVID-19 và các “xung đột lợi ích” giữa các nước lớn, “xung đột địa chính trị” ở một số khu vực làm tăng nguy cơ lạm phát, giảm tổng cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế và thị trường BĐS nước ta.
“Vùng đáy” của thị trường BĐS được ghi nhận rơi vào quý I/2023 khi thị trường rơi xuống mức tăng trưởng âm sâu nhất, -16,2%. Tuy nhiên, từ quý II/2023 thì mức độ khó khăn giảm dần và từng bước phục hồi.
Cụ thể, hết 6 tháng, thị trường BĐS chỉ ghi nhận mức -11,5%, đến hết 9 tháng còn -8,7% và kết thúc năm 2023 thì chỉ còn -6,38%.
Do đó, HoREA nhận định, thị trường BĐS đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, dự báo sẽ phục hồi rõ nét vào cuối năm 20 và trở lại bình thường vào khoảng giữa năm 2025 trở đi do “độ trễ” của chính sách và do “độ trễ” của quy trình thủ tục đầu tư xây dựng, triển khai thực hiện có tính “đặc thù” của các dự án BĐS.
Bên cạnh đó, HoREA ghi nhận hết quý I/20, TP. Hồ Chí Minh chỉ có 1 dự án nhà ở thương mại được “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư”, diện tích 3.647,4 m2. Một dự án nhà ở thương mại cũ đã hoàn thành đầu tư xây dựng với quy mô 219 căn hộ. Hiện, không có dự án nhà ở thương mại nào đủ điều kiện huy động vốn bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Trong quý I/20 cũng không có dự án nhà ở xã hội nào được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc được cấp giấy phép xây dựng. Chỉ có 01 dự án nhà ở xã hội (dự án cũ) đã hoàn thành với 2 căn hộ và đang triển khai thực hiện 7 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân (dự án cũ) với 4.996 căn hộ.
Do vậy, từ nay đến cuối năm 20, thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh sẽ còn tiếp tục mất cân đối “cung - cầu” nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở, dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc “neo giá cao”, nhất là vẫn “lệch pha” về phân khúc nhà ở cao cấp và rất thiếu nguồn cung nhà ở thương mại giá bình dân, nhà ở xã hội.