Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, nhiều vaccine Covid-19 nguy cơ hết hạn, phải hủy bỏ nếu khng đẩy mạnh tiếp nhận vaccine v triển khai tiêm chủng trong thời gian tới.
Tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc về công tác y tế và phòng, chống dịch bệnh ngày 20/6, Thứ trưởng phụ trách điều hành hoạt động của Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, từ cuối tháng 3/2022 đến nay, dịch Covid-19 có xu hướng giảm tương đối ổn định.
Trong những ngày gần đây, cả nước ghi nhận dưới 700 ca/ngày, thấp nhất trong gần 12 tháng qua (thời kỳ đỉnh dịch trên 170.000 ca/ngày). Trong 30 ngày qua, có 21 ngày không ghi nhận ca tử vong..
Đến ngày 17/6/2022, Việt Nam đã tiêm được hơn 225,2 triệu liều vaccine phòng Covid-19 (tỷ lệ sử dụng đạt 98,6%). Trong tháng 5/2022, cả nước triển khai được khoảng 3 triệu liều mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên.
Tổ chức Y tế thế giới nhận định thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của Covid-19 có thể làm dịch bệnh trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Omicron là biến thể phổ biến trên thế giới nhưng vẫn chưa phải là biến thể cuối cùng.
Tại Việt Nam, thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh phụ BA.2; BA.2.3, BA.2.3.2; trong khi biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam và có thể dẫn đến số ca mắc Covid-19 tăng trong thời gian tới.
Với diễn biến dịch bệnh trên thế giới có thể xảy ra 2 tình huống. Thứ nhất, chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa nhưng đã có miễn dịch cộng đồng nên số trường hợp nặng và tử vong ở mức thấp, dịch không còn nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng. Thứ hai, biến thể mới nguy hiểm hơn xuất hiện, có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.
“Do vậy, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vaccine tăng cường, tiêm nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân có ý thức phòng, chống dịch”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh..
Lãnh đạo Bộ Y tế lưu ý, tốc độ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 còn chậm, nhất là tiêm mũi 3, mũi cho người trên tuổi và tiêm cho trẻ từ đến dưới 12 tuổi: “Có tình trạng tồn đọng nhiều vaccine Covid-19 tại Trung ương và các địa phương dẫn tới nguy cơ hết hạn phải hủy bỏ nếu không đẩy mạnh tiếp nhận vaccine và triển khai tiêm chủng trong thời gian tới”.
Về những lo ngại liên quan đến tác dụng phụ của vaccine Covid-19, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nói "hiện chưa có bất cứ bằng chứng nào khẳng định vaccine ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe người dân". WHO và các nước đều xác định vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất để chống dịch. Nhiều nước đã tiêm mũi 3-4 cho người dân. Hơn 80 nước tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; một số nước tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi.
Do hiệu lực vaccine giảm tương đối nhanh, bà Hương khuyến nghị người dân cần tiêm mũi 3-4 đúng lịch để duy trì bảo vệ.
Tại cuộc họp, lãnh đạo địa phương nêu nhiều lý do khiến tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3 thấp. Đó là người dân lo ngại tác dụng phụ của vaccine; truyền thông về dịch bệnh thời gian qua giảm; cuộc sống trở lại bình thường; số ca nhiễm ít, đa phần người dân tự điều trị khỏi...
Tại cuộc họp, các ý kiến thống nhất, dịch Covid-19 đã được kiểm soát nhưng vẫn chưa chấm dứt, do đó, cả nước tiếp tục thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19,” đồng thời đẩy nhanh phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội..
Nhấn mạnh một trong những giải pháp kiểm soát dịch bệnh trước đây và trong tương lai là bao phủ tiêm vaccine, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước trong việc mở rộng đối tượng tiêm mũi tăng cường (mũi 3, mũi 4), hạ thấp độ tuổi trẻ em được tiêm vaccine..
Về biện pháp phòng chống dịch V2K (vaccine, khẩu trang, khử khuẩn), Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương rà soát, nêu rõ những nơi bắt buộc thực hiện hoặc chỉ khuyến khích.