Tin địa phương

Thừa Thiên Huế: Tọa đàm về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm

Ngọc Minh 23/08/20 - 17:28

Ngày 23/8, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Tọa đàm “Tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Trong thời gian qua, công tác thi hành pháp luật được lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện, trong đó chú trọng đến việc nâng cao chất lượng xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân; tăng cường thanh tra, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước, cá nhân, doanh nghiệp; kịp thời tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

20.8.23.toadambotuphap1..jpg
Tại buổi toạ đàm

Qua công tác tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi tình hình thi hành pháp luật , các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật và có giải pháp tháo gỡ, khắc phục.

Tọa đàm xoay quanh các nội dung về đánh giá chung công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm, quản lý thuế; xuất bản in và phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; Công tác thi hành pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử; Tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật, các đại biểu tham dự Tọa đàm đã trao đổi và đề ra một số giải pháp cơ bản trong việc nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của công tác theo dõi thi hành pháp luật, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là vi phạm trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; tiếp tục kiện toàn và đổi mới về tổ chức, bộ máy, biên chế làm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Ngoài ra, địa phương cần tăng cường năng lực đội ngũ làm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật, từ đó kịp thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp để giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cũng như chấn chỉnh các sai phạm, đảm bảo việc thực thi pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động theo dõi thi hành pháp luật...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thừa Thiên Huế: Tọa đm về tình hình thi hnh pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm