Ngy 5/8, TANDTC tổ chức Hội nghị trực tuyến về Thúc đẩy giải ngân kế hoạch vốn đầu tư cng năm 2021. Ph Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Du chủ trì hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Du cho biết: Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cơ sở vật chất của Tòa án được từng bước đầu tư và ngày càng khang trang đầy đủ. Đặc biệt là việc đầu tư xây dựng trụ sở TAND các cấp được triển khai thực hiện. Hiện nay có khoảng 100 dự án đang được triển khai thực hiện nhưng khả năng giải ngân vốn đầu tư đang rất chậm, nên khó khăn trong hoàn thành kế hoạch giao là phải hoàn thành 60% kế hoạch vốn đầu tư công vào 30/9/2021, như tinh thần Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ.
Mặc dù dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, để giải ngân vốn đạt hiệu quả cao, TANDTC đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các chủ đầu tư nhằm tìm ra những vướng mắc tháo gỡ để kịp thời đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong hệ thống Tòa án.
Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Du cũng đề nghị Tòa án các địa phương có tiến độ giải ngân vốn chậm, nêu rõ những khó khăn vướng mắc và đề xuất hướng tháo gỡ trong thời gian tới.
Vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn
Báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công các dự án trong hệ thống Tòa án, ông Lương Văn Việt, Cục trưởng Cục Kế hoạch -Tài chính TANDTC cho biết: Năm 2021, TANDTC thực hiện phân bổ vốn vốn đầu tư công giai đoạn 1 ước đạt 81,32% trên tổng số kế hoạch cả năm là 1.300 tỷ đồng cho 64 dự án trùng tu và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các Tòa án, trong đó có những dự án khởi công từ cuối 2020.
Về cơ bản các dự án đầu tư công của Tòa án được triển khai kịp thời, tuy nhiên, còn một số vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân như: Cuối năm 2020 và đầu 2021 một số Luật và Nghị định, Thông tư hướng dẫn có hiệu lực thi hành… dẫn đến việc vận dụng của Chủ đầu tư, Ban quản lý còn gặp nhiều lúng túng, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.
Tiến độ triển khai thi công còn chậm do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID và một số đơn vị nhà thầu có năng lực hạn chế, chưa có kế hoạch thi công trong bối cảnh dịch bệnh.
Một số dự án khởi công cuối 2020, đầu 2021 đã tạm ứng một lượng lớn kinh phí; một số dự án còn nhiều vốn kéo dài nên phải thực hiện thu hồi tạm ứng, thanh toán vốn kéo dài trước dẫn đến việc giải ngân kế hoạch vốn 2021 có tỷ lệ thấp; Nhà thầu và chủ đầu tư chậm trễ trong công tác hoàn thiện hồ sơ thanh toán và giải ngân vốn….
Qua thảo luận, đại diện các địa phương đồng tình với những khó khăn vướng mắc mà báo cáo đã nêu.
Chánh án TAND TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Phong cho biết: Hiện nay đơn vị này có 7 dự án đang thực hiện, trong đó có 2 dự án trùng tư giai đoạn 1 đang hoàn thành. Dự án trùng tu giai đoạn hai, đang trình kế hoạch đầu tư và nhà thầu thực hiện.
Trong quá trình thực hiện dự án cũng có nhiều vướng mắc. Với những dự án trùng tu, vì có liên quan đến Bộ Văn hóa và Bộ Xây dựng trọng công tác kiểm định chất lượng nên thời gian lâu hơn. Bên cạnh đó, một số dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở Tòa án tại các quận Tân Bình, quận 12, Hóc Môn, Thủ Đức…đang vướng mắc về đất đai và một số vấn đề liên quan nên chưa triển khai thực hiện được, hoặc mới triển khai được một phần. Vì vậy lãnh đạo TAND TP Hồ Chí Minh cũng đề nghị TANDTC có phương án hỗ trợ, giúp đỡ. Đồng thời kiến nghị, những dự án mà chưa triển khai ngay được thì chuyển giao kinh phí cho dự án khác của Tòa án thành phố.
Lãnh đạo các Tòa án tỉnh Hậu Giang, Ninh Thuận, Sóc Trăng cũng báo cáo tình hình tiến độ thực hiện dự án địa phương mình đang gặp nhiều khó khăn. Theo đó, do dịch bệnh bùng phát mạnh, các địa phương đều phải thực hiện việc giãn cách xã hội nên ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai dự án cũng như tiến độ giải ngân vốn đầu tư.
Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận cũng đưa ra khó khăn vướng mắc chung của Hệ thống về việc trong điểm b, khoản 2, điều , Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 quy định tất cả các công trình thuộc hệ thống TAND sẽ do Bộ Xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu nên các dự án đang do Sở Xây dựng kiểm tra nghiệm thu sẽ đưa về Bộ Xây dựng thực hiện. Đây là nút thắt rất lớn với các công trình trong Hệ thống Tòa án nói riêng và các ngành khác nói chung.
Tuy nhiên, theo giải đáp của đồng chí Hồ Quang Minh – Trưởng phòng Quản lý Xây dựng cơ bản, Cục Kế hoạch Tài chính TANDTC thì hiện nay Bộ Xây dựng chuẩn bị ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP của Chính phủ sẽ quy định điều khoản chuyển tiếp “Đối với công trình xây dựng khởi công trước ngày Nghị định số 06/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và Nghị định số 46/20/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 20 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, thẩm quyền thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 46/20/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 20 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng”. Do vậy các công trình khởi công trước khi Nghị định số 06/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành mà do Sở Xây dựng kiểm tra nghiệm thu sẽ vẫn do Sở Xây dựng tiếp tục thực hiện.
Chánh án TAND tỉnh Sóc Trăng cũng kiến nghị, hiện nay có 5 trụ sở Tòa án cấp huyện xây từ năm 1990 đã xuống cấp rất trầm trọng, không đảm bảo điều kiện làm việc; trước mắt phải xin ý kiến để đi thuê trụ sở làm việc. Vì vậy đề nghị TANDTC xem xét có phương án xây dựng hoặc sửa chữa những trụ sở này trong thời gian tới.
Một số những địa phương khác như: Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, An Giang, Đồng Tháp, Học viện Tòa án… cũng có nhiều vướng mắc trong việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Phải quyết liệt đẩy nhanh tiến độ các dự án
Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Du cho biết, việc giải ngân vốn đầu tư công thực hiện các dự án của Tòa án rất quan trọng. Các công trình phải hoàn thành để đáp ứng yêu cầu công việc, đảm bảo sự uy nghiêm của Tòa án, cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Tuy nhiên, đến đến 30/9 mà chúng ta không giải ngân được 60% vốn thì sẽ bị thu hồi lại vốn, như vậy sẽ rất khó khăn cho Tòa án thực hiện nhiệm vụ.
Phó Chánh án Nguyễn Văn Du nhấn mạnh, hiện nay các dự án đầu tư công của Tòa án đạt thấp, vì vậy để thực hiện chủ trương đầu tư, đến 30/9, Tòa án phải giải ngân đạt 60% và 31/1 2022 phải đạt 100% vốn được đầu tư.
Do đó, TANDTC yêu cầu các đồng chí Chánh án TAND cấp tỉnh, Chủ đầu tư các dự án khắc phục khó khăn, vượt qua trở ngại của dịch bệnh COVID, tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ phù hợp với đặc điểm tình hình của dự án để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn và coi đây là nhiệm vụ ưu tiên trong kế hoạch công tác năm của mỗi đơn vị.
Trong tháng 8 phải giải ngân toàn bộ số vốn kéo dài của năm 2020 sang năm 2021; đến ngày 30/9/2021 giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch năm 2021 đã giao. Trước thời hạn giải ngân theo quy định của Luật Đầu tư công (31/01/2022) phải giải ngân đạt 100% vốn đầu tư công năm 2021.
Các chủ đầu tư chưa cam kết phải cam kết tiến độ giải ngân với TANDTC theo yêu cầu tại các Văn bản số 46/TANDTC-KHTC ngày 02/3/2021 về việc thực hiện quy định cam kết giải ngân và đấu thầu qua mạng đối với các dự án triển khai năm 2021; Công văn số 232/TANDTC-KHTC ngày 08/7/2021 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Đối với các dự án đã hoàn thành và dự kiến hoàn thành trong năm 2021 cần tập trung hoàn thiện các hạng mục công trình, hoàn tất công tác nghiệm thu, thanh toán và giải ngân vốn cho các nhà thầu theo quy định.
Đối với dự án chuyển tiếp, hoàn thành sau năm 2021: Tăng cường đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tập trung hoàn thiện các thủ tục pháp lý, nghiệm thu khối lượng hoàn thành để đủ điều kiện thanh toán.
Các chủ đầu tư phải đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo an toàn cho người lao động theo đúng quy định về phòng, chống dịch; đảm bảo chất lượng công trình, coi việc đảm bảo chất lượng là ưu tiên hàng đầu ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư, thiết kế, dự toán và kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ xây dựng, chất lượng công trình,
Cục Kế hoạch-Tài chính TANDTC: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc tình hình triển khai và giải ngân vốn đầu tư nhất là đối với các dự án chậm tiến độ; kiểm tra, giám sát kịp thời; TANDTC sẽ kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu chủ đầu tư về việc chậm tiến độ thực hiện và giải ngân của các dự án.