Từ 2017 đến 20, tín dụng xanh ở Việt Nam "lên ngôi" khi tăng bình quân hơn 21% mỗi năm, vượt xa tốc độ tăng trưởng chung của ngành ngân hàng.
Tại Tọa đàm “Đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021–2030” tổ chức ngày 21/5, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định: “Tăng trưởng xanh không còn là một lựa chọn, mà là yêu cầu tất yếu đối với mọi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên là con đường ngắn nhất để chúng ta hướng tới một tương lai bền vững và thịnh vượng”.
Theo số liệu của NHNN, tín dụng xanh đang có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tính đến 31/3/2025, đã có 58 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với tổng dư nợ đạt trên 704.4 tỷ đồng, tăng 3,57% so với cuối năm 20, chiếm tỷ trọng 4,3% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào các ngành năng lượng tái tạo và năng lượng sạch (chiếm hơn 37%), nông nghiệp xanh (trên 29%).
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh bình quân trong giai đoạn 2017–20 đạt trên 21,2%/năm, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng chung. Đây là minh chứng cho sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của ngành ngân hàng đối với tăng trưởng xanh.
Cùng với đó, công tác đánh giá rủi ro môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng cũng có bước tiến đáng kể. Tính đến cuối quý I/2025, có 57 tổ chức tín dụng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường – xã hội với dư nợ đạt 3,62 triệu tỷ đồng, tăng gần 1% so với cuối năm 20. Đáng chú ý, số món vay được đánh giá rủi ro môi trường – xã hội đã đạt gần 1,3 triệu món, tăng hơn lần so với năm 2017, khi hoạt động này mới bắt đầu triển khai.
Tuy nhiên, bên cạnh những con số ấn tượng, Phó Thống đốc cũng không ngần ngại chỉ ra những rào cản then chốt đang kìm hãm sự bứt phá của tín dụng xanh tại Việt Nam.
Đó là sự thiếu vắng một khung pháp lý hoàn chỉnh và danh mục xanh thống nhất, khiến các ngân hàng gặp khó trong việc phân loại và đánh giá dự án. Công cụ thẩm định rủi ro còn hạn chế, trong khi nhiều dự án xanh lại mang đặc thù thời gian hoàn vốn kéo dài và hiệu quả tài chính chưa được minh bạch rõ ràng.
Thêm vào đó, nguồn lực tài chính xanh từ quốc tế vẫn chưa được khai thác tối đa, đồng thời thiếu hụt đội ngũ nhân sự chuyên sâu về môi trường, xã hội và khí hậu trong hệ thống các tổ chức tín dụng.
"Để vượt qua những thách thức này, cần sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa ngành ngân hàng, các bộ ngành và sự đồng hành, hỗ trợ tích cực từ cộng đồng quốc tế. Đây không chỉ là bài toán kỹ thuật mà còn là sứ mệnh bắt buộc để tạo dựng nền tài chính bền vững, góp phần hiện thực hóa chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia", Phó Thống đốc nhấn mạnh.